Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Thai Kỳ Mà Các Mẹ Nên Thực Hiện Theo Chỉ Định Của Bác Sỹ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xét nghiệm khi mang thai. Bước vào giai đoạn thai kì, các mẹ bầu sẽ được chỉ định tiến hành làm một số xét nghiệm quan trọng để kiểm tra sự phát triển từng ngày của thai nhi qua từng mốc thời gian. Và lần khám thai lần đầu chính là thời điểm quan trọng để bác sỹ xác định trước tuần tuổi của thai nhi. Sau đó là các xét nghiệm như đo độ dày vai gáy, siêu âm 4D, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm trước khi sinh,…đều là những xét nghiệm khá quan trọng trong thời gian chị em mang thai. Nếu không thực hiện những phương pháp xét nghiệm ấy sẽ không thể biết được thai nhi trong bụng tiến triển ra sao hay có những biến chứng bất lợi gì để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Bài viết chia sẻ kiến thức mang thai kì này sẽ giúp các chị em biết được những xét nghiệm khi mang thai được tiến hành cụ thể ra sao.
1. Lần khám thai đầu tiên
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.
2. Siêu âm đo độ dày vai gáy
Được thực hiện từ tuần thứ 11 – 12. Đây là lần khám thai rất quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ vì trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm để đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ mắc bệnh Down và các bất thường khác.
Lưu ý rằng nếu bạn bỏ lỡ thời gian khám thai này thì khi bước sang tuần 13, các chỉ số này sẽ không chính xác, không có giá trị chẩn đoán nữa. Dựa vào kết quả siêu âm bác sĩ sẽ có những tư vấn tiếp theo. Và trong lần khám thai này, bác sĩ có thể cho bạn uống viên sắt hoặc các loại vitamin tổng hợp…, bạn có thể uống sữa cho bà bầu để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thai phụ bị nghén không ăn uống được nhiều.
Tuần thai thứ 16 – 17. Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm Triple Test, kết quả sẽ chính xác nhất khi được thực hiện trong khoảng thời gian này. Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm này không phải là chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.
4. Siêm âm 4D
Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.
5. Xét nghiệm máu
Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm máu như Xét nhiệm nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện Rubella, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), hàm lượng sắt (có thiếu máu do thiếu sắt hay không) từ đó bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung viên sắt, huyết đồ (kiểm tra thiếu máu, bệnh thalassaemia…). Tất cả những xét nghiệm trên không phải là bắt buộc thực hiện đối với tất cả thai phụ, bác sĩ sẽ tuỳ thuộc tình hình sức khoẻ của thai phụ để có những chỉ định làm các xét nghiệm này. Ngoài ra thường ở tuần thứ 36 trước khi sinh, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu thêm một lần nữa để kiểm tra khả năng đông máu trước khi sinh.
6. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra sức khoẻ thai phụ đồng thời phát hiện thai phụ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường khi mang thai hay không để phát hiện sớm, điều trị kịp thời thông qua xét nghiệm đo lượng protein trong nước tiểu, Albumin và Nitrite…
7. Tiêm vaccine uốn ván
Tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.
8. Siêu âm trước khi sinh
Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Tuy nhiên một lưu ý là về các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.
Các Loại Xét Nghiệm Máu Thường Quy Cần Thực Hiện Trong Thai Kỳ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.
Thai phụ nào cũng mong muốn có một thai kỳ an toàn, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Vậy khi mang thai, những xét nghiệm máu thường quy nào nên được thực hiện, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu trong thai kỳ
Những xét nghiệm máu nên tiến hành trong thai kỳ bao gồm xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm yếu tố Rh, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm hàm lượng sắt, xét nghiệm các vi khuẩn và virus như giang mai, Rubella, Cytomegalovirus (CMV), viêm gan B, HIV, cùng một số xét nghiệm khác tùy tình hình thực tế. Những xét nghiệm này tuy không bắt buộc, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh trong thai kỳ, các thai phụ nên lưu ý khám thai định kỳ, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tối ưu.
2. Các xét nghiệm thường quy trong thai kỳ
Xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh
Xét nghiệm nhóm máu để xác định thai phụ mang nhóm máu nào trong 4 nhóm máu A, B, O hay AB. Xét nghiệm yếu tố Rh để xác định thai phụ mang Rh(+) hay Rh(-).
Hai xét nghiệm này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ thai phụ nào, nhất là trong trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc khi sinh nở để chọn nhóm máu phù hợp. Bên cạnh đó, các xét nghiệm này còn có những ý nghĩa khác (như phát hiện bé bị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, hoặc bất đồng Rh nếu thai phụ có Rh(-) mà chồng có Rh(+) thì bé có thể có Rh(+), và mẹ sẽ sản xuất kháng thể phá hủy hồng cầu của bé,…)
Xét nghiệm công thức máu cho biết thai phụ có thiếu máu không, có tình trạng nhiễm trùng không, và giúp định hướng nguyên nhân nếu có bất thường xảy ra.
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng, giúp phát hiện đái tháo đường thai kỳ, để sớm có can thiệp thích hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Trong quá trình mang thai, thiếu máu do thiếu sắt là hiện tượng phổ biến. Việc bổ sung sắt rất đơn giản, thai phụ có thể bổ sung sắt qua thức ăn giàu sắt hoặc qua dược phẩm.
Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi từ tháng thứ 5, làm ngừng sự phát triển của thai, có thể gây sinh non hoặc tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót, có khả năng phát triển giang mai bẩm sinh, làm thay đổi sinh lí, thần kinh, trí lực,… mà phải sau 10 – 20 năm mới biểu hiện triệu chứng.
Đa số người trưởng thành có miễn dịch với Rubella nhờ đã tiêm chủng trước đây. Nếu thai phụ chưa miễn dịch, trong thai kỳ rất có thể sẽ mắc Rubella, gây ảnh hưởng tới thai nhi (dị tật thị giác, thính giác, tim,…).
Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển.
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam khá cao, do đó thai phụ có thể bị nhiễm virus viêm gan B mà không biết. Virus viêm gan B có thể nhiễm vào đứa trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan của bé.
Phụ nữ trước khi mang thai nên làm xét nghiệm HIV, nếu nhiễm HIV thì không nên có thai. Trong trường hợp đã mang thai mới biết nhiễm HIV thì không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần xét nghiệm lại vào các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng để khẳng định chính xác.
Như vậy, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của các xét nghiệm máu trong khi mang thai. Để có thai kỳ an toàn, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông, các thai phụ hãy đi thăm khám định kỳ.
3. Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec
Với mong muốn mang đến cho những bà mẹ tương sự chăm sóc toàn diện, an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình trước – trong – sau sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai các dịch vụ thai sản trọn gói vớ tích hợp toàn bộ quá trình thăm khám và xét nghiệm cần thiết (bao gồm tất cả các xét nghiệm máu nêu trên). Được phát triển trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Các thai phụ có thể lựa chọn cho mình gói thai sản phù hợp:
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu,Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu
Xin chương trình cho tôi biết ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu: Leukocytes (LEU ca),Nitrate (NIT),Urobilinogen (UBG),Billirubin (BIL),Protein (pro),Blood (BLD),pH,Specific Gravity (SG),Ketone (KET),Glucose (Glu),ASC (Ascorbic Acid)
Trả lời: Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểuTên, ý nghĩa và giới hạn cho phép
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu– bình thường âm tính; – chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL. – Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính.
– chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. – Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Urobilinogen (UBG) – dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L– đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan ( xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
Billirubin (BIL) – dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L– đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.
– đánh giá độ acid của nước tiểu – bình thường: 4,6 – 8– dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
– dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL– Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu
Specific Gravity (SG) – đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước) – bình thường: 1.005 – 1.030
– dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. – bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai– chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L– đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào
Glucose (Glu) – dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường – bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai– chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L– là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.– nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết..Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn
ASC (Ascorbic Acid) – chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận– chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
Cách lấy mẫu nuớc tiểu làm xét nghiệm A. Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậyVào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.
B. Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồThu thập toàn bộ mẫu nước tiểu của bạn trong một khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ:Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết vào trong bồn vệ sinh mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.
Bước 2: Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ hết lọ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to hơn do y viện cung cấp. Có nên làm xét nghiệm double test không?
Bước 3: Đúng 24 giờ sau Bước 1, thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng của bạn và đổ thêm vào lọ.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
#1 Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Rất Quan Trọng
Xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu giúp mẹ theo dõi và đánh giá được tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp dự đoán cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi trong khoảng thời gian mang thai. Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi bao gồm: viêm gan B, thiếu máu sắt, giang mai, HIV/AIDS.
Việc đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai giúp cho mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác nhất. Nếu phát hiện vấn đề có thể đưa ra chẩn đoán chỉ định can thiệp với thai nhi.
Có cần xét nghiệm máu khi mang thai
Việc xét nghiệm máu khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Thai nhi sẽ phát triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn khác nhau cả mẹ và thai nhi đều sẽ đối mặt với những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ mỗi lần khám thai để biết được tình trạng của bản thân mình.
Chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai
Nhóm máu
Xác định nhóm máu của phụ nữ mang thai không chỉ để kiểm soát tình trạng sức khỏe mà còn để cho bác sĩ biết được nhóm máu, sẽ chuẩn bị máu trong quá trình mang thai, nếu có trường hợp không mong muốn cần máu thì đã được chuẩn bị sẵn.
Xét nghiệm yếu tố Rh
Xét nghiệm nhằm xác định nhóm máu yếu tố Rh(+) hay Rh(-). Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.
sẽ giúp sớm biết nguyên nhân của những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm đường Huyết đồ
Việc thực hiện xét nghiệm huyết đồ khi mang thai kiểm tra thai phụ có bị thiếu máu hay xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hay không, bên cạnh đó việc thực hiện xét nghiệm còn xác định xem hàm lượng sắt trong máu của mẹ có bị thiếu không, đặc biệt xác định công thức nhóm máu.
Xét nghiệm virus viêm gan B
Thực hiện xét nghiệm máu cho biết được mẹ có bị bệnh viêm gan B, bệnh có thể lây từ mẹ sang con nên việc xác định sớm sẽ giúp đứa trẻ trong bụng giảm thiểu khả năng lây bệnh bằng cách tiêm phòng ngay khi bé sinh ra.
Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai
Đây là một loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bảo thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số hậu quả nếu nhiễm được kể đến như là, ngừng phát triển thai nhi, sinh non, tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót thì có thể bị giang mai bẩm sinh, thay đổi sinh lý,… bệnh không phát ngay mà thường ủ bệnh từ 10 – 20 năm
Xét nghiệm virus HIV
Thực hiện xét nghiệm HIV nên được thực hiện trước khi có thai, tỉ lệ lây từ mẹ sang con là rất cao nên thường khuyến khích là không nên mang thai khi bị nhiễm HIV. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần được làm nhiều lần xét nghiệm ở nhiều mốc thời gian để khẳng định chính xác nếu mẹ bầu mang thai mà không biết bị nhiễm HIV.
Xét nghiệm Double test
Đây là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả thai phụ đang ở trong quý đầu của thai kì. Đặc biệt bắt buộc với những mẹ gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi,… Xét nghiệm được thực hiện phát hiện sớm dị tật thai nhi đặc biệt là bệnh down.
Xét nghiệm Triple test
Đây là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.
Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm này thường được thực hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Việc mắc tiểu đường thai kỳ sẽ xác định người mẹ thai kỳ nguy cơ cao cần được chăm sóc và quản lý đặc biệt tránh không xảy ra những rủi ro không mong muốn nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Xét nghiệm hàm lượng sắt
Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Vì vậy việc thực hiện kiểm tra lúc mang thai giúp mẹ bầu biết được cơ thể có đang thiếu thành phần tạo máu hay không bổ sung hàm lượng phù hợp nhất.
Xét nghiệm Rubella
Đa số người trưởng thành thường miễn dịch với Rubella nhưng nếu thai phụ không miễn dịch thì có thể sẽ bị nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi như dị tật thính giác, dị tật tim,…
Xét nghiệm Cytomegalovirus (CMV)
Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển.
Khi nào cần xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu thường được xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khoảng thời gian này khoảng thời gian hợp lí nhất, tuy nhiên nếu trong 3 tháng đầu mẹ chưa được kiểm tra do lý do cá nhân nào đấy thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế được thành lập nhưng không phải cái nào cùng tốt và chính xác. Hiện nay tại Thu Cúc hệ thống cở vật chất y tế được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài đảm bảo thăm khám nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. Bên cạnh đó là sự kiểm tra nghiêm ngặt của Bộ Y tế về chất lượng sử dụng an toàn tuyệt đối.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Thai Kỳ Mà Các Mẹ Nên Thực Hiện Theo Chỉ Định Của Bác Sỹ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!