Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Lợi Ích Sức Khỏe Mẹ Bầu Sẽ Nhận Được Nếu Ăn Socola Trong Thai Kỳ Đúng Cách mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phụ nữ thèm ăn khi mang thai là điều bình thường. Các mẹ có thể sẽ cảm thấy đặc biệt hứng thú với một số món ăn được liệt vào danh sách không lành mạnh. Tuy nhiên, với socola thì khác, nếu mẹ bầu ăn socola có chừng mực thì không những không có hại mà mẹ còn nhận về nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Bà bầu có nên ăn socola không?
Theo các nhà khoa học, bà bầu ăn socola trong chừng mực và có kiểm soát sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Các nhà khoa học cho biết, mẹ bầu không nên nạp quá 200mg socola mỗi ngày vì trong thực phẩm này có chất caffeine.
Bà bầu có thể ăn socola nhưng chỉ ở mức cho phép (Nguồn: Internet)
Tương tự như việc bà bầu uống cafe, việc tích lũy caffeine có trong socola sẽ gây trở ngại cho những hoạt động của cơ thể. Caffein làm ảnh hưởng đến việc dẫn truyền thần kinh, tạo ra cảm giác hạnh phúc “ảo”. Ngoài ra, bà bầu ăn socola quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và tăng cân nhanh do lượng calo có trong socola cung cấp.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích khi bà bầu ăn socola đúng cách
Socola chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: magie, flavonoid và theobromine.
Magie giúp điều chỉnh huyết áp.
Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh.
Theobromine có khả năng tối ưu hóa chức năng thận và kích thích các mạch máu.
Đặc biệt, các chuyên gia còn thống kê thành phần chất béo, đường và caffeine trong 50g socola như sau:
Chất béo: 13g.
Caffeine: 9mg (socola sữa) và 43mg (socola đen).
Đường: 23g (socola sữa) và 18g (socola đen).
Chính vì thế, khi bà bầu ăn socola, nhất là socola đen trong một giới hạn nhất định sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:
Bà bầu bị tiền sản giật dễ gặp phải chứng huyết áp cao và tăng mức protein. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm, co giật, các vấn đề về đông máu và tổn thương gan. Tuy nhiên, chất theobromine trong socola có thể làm giảm tình trạng này và hạn chế gần 70% nguy cơ bị tiền sản giật, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Trong socola chứa nhiều chất flavonoid và đây là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch của mẹ bầu bên cạnh các thực phẩm khác.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong socola cũng rất tốt cho tim, góp phần giúp ngăn ngừa bệnh tim xuất hiện trong tương lai.
Socola đen có khả năng gây tăng đột biến nồng độ serotonin và endorphin trong não. Đây là những chất tăng cường tâm trạng. Các flavonoid cũng giúp chống lại sự mệt mỏi và giảm căng thẳng.
Chất flavonoid trong socola giúp kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể mẹ bầu (Nguồn: Internet)
Chính các flavonoid trong socola đen có thể giúp giúp kiểm soát sự gia tăng mức cholesterol khi mang thai. Thành phần này cũng tạo điều kiện cho dòng máu chảy tốt hơn bằng cách tạo ra sự đàn hồi ở các mạch máu.
Sự hiện diện của chất resveratrol trong socola rất hữu ích trong việc bảo vệ não cũng như hệ thần kinh của thai nhi, giúp bé yêu trong bụng phát triển khỏe mạnh.
Một báo cáo được đăng tải trên tạp chí New Scientist cho rằng, những bà bầu ăn socola thường xuyên có nhiều khả năng sinh con vui vẻ và năng động hơn. Ngoài ra, socola còn giúp bảo vệ bé yêu khỏi sự căng thẳng của mẹ bầu.
Một lượng vừa phải chất béo không bão hòa đơn sẽ rất có ích cho phụ nữ mang thai. Socola có chứa nhiều axit oleic, lượng chất béo gần như tương đương với dầu ô-liu. Chính vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm socola vào danh sách những món ăn vặt tốt cho bà bầu.
Bà bầu nên ăn socola đen, kem hay ít đường?
Bà bầu ăn socola nên chọn loại càng đậm màu càng tốt, chẳng hạn như socola đen. So với socola sữa, socola đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể hơn. Cụ thể là hơn 600 hợp chất thiết yếu như: magie, sắt, flavonoid, theobromine, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên, cần lưu ý đến thành phần cacao có trong trong socola đen vì đây là chất không thực sự tốt cho mẹ bầu.
Mẹ bầu cũng có thể chọn các loại socola hữu cơ và ít đường, vì loại này thường có ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Mẹ bầu không nên chọn các loại socola có kem, tức là socola được chế biến dưới dạng bánh mousse, vì hầu hết các loại socola này đều được làm từ trứng sống và có khả năng chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Tài liệu tham khảo
Bà bầu ăn ổi và 9 lợi ích sức khỏe ít người biết : Ổi là loại trái cây quen thuộc với người dân Việt và loại trái cây này cũng được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích trong thai kỳ. Thế nhưng, bà bầu liệu có nên ăn ổi khi mang thai hay không?
7 Lợi Ích Trên Cả Tuyệt Vời Mẹ Sẽ Nhận Được Nếu Chịu Khó Uống Nước Dừa Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa tuy nhiên mẹ không nên uống quá nhiều và chỉ nên uống buổi sáng để có thể hưởng trọn vẹn những lợi ích to lớn mà thức uống tuyệt vời này mang đến, cụ thể là tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, cải thiện lượng nước ối…
Tại sao 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa?
Giống như vấn đề ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối , việc mẹ bầu có nên uống nước dừa hay không trong tam cá nguyệt thứ 3 cũng là khía cạnh được nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu “bụng mang dạ chửa”.
Từ trước đến nay, nước dừa luôn là loại nước giải khát ưa thích của mọi người. Chẳng cần tốn nhiều tiền, chẳng cần mất công tìm kiếm, chẳng cần phải pha chế thêm bất cứ một loại gia vị nào khác, những dòng nước tinh khiết trong loại quả này đã kết tụ đủ mọi tinh hoa và mang đến cho bạn một mỹ vị không gì có thể tuyệt vời hơn.
Thông thường, trong 3 tháng đầu mang thai, các bác sĩ sẽ khuyến cáo các mẹ không nên uống nước dừa vì có thể làm cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Thế nhưng, khi bước vào giai đoạn sau, đặc biệt là tam cá nguyệt cuối cùng, mọi chuyện hoàn toàn sẽ khác.
Mẹ mang bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa để nhận được những lợi ích quan trọng như:
Giảm ợ nóng và táo bón: Đây là 2 vấn đề hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải, nó khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Nhưng các mẹ hãy yên tâm đi, hàm lượng chất xơ có trong nước dừa sẽ giúp cân bằng độ pH, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy lùi táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch: Khi mang thai, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của mẹ bầu thường rất kém. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị mắc bệnh. Để cải thiện vấn đề này, các mẹ hãy chịu khó uống 2-3 ly nước dừa mỗi tuần để cung cấp thêm cho cơ thể một lượng nhất định vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hàm lượng kali, magie, axit lauric có trong loại nước giải khát này sẽ giúp điều chỉnh huyết áp, tăng cường cholesterol tốt và đào thải các cholesterol xấu, từ đó sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu.
Tốt cho thai nhi: Trong nước dừa có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
Cải thiện lượng nước ối: Có thể nhiều mẹ không biết rằng, uống 2-3 ly nước dừa mỗi tuần sẽ giúp mẹ không rơi vào tình trạng thiếu ối. Đó là lý do vì sao mẹ nào đa ối (quá nhiều nước ối) thì không nên uống loại nước này.
Con sinh ra trắng hồng: Theo lời truyền miệng của dân gian, nếu mẹ bầu thường xuyên uống nước dừa, con sinh ra sẽ có một làn da mịn màng, trắng hồng. Tuy chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào xác thực vấn đề này nhưng vẫn có rất nhiều mẹ áp dụng theo.
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa. Mẹ hãy hình thành cho mình thói quen này mỗi tuần để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con.
Bà bầu 3 tháng cuối uống nước dừa cần lưu ý gì?
Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa trong ngày đó chính là buổi sáng. Mẹ tuyệt đối không uống buổi tối hoặc uống trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến mẹ đi tiểu nhiều, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa nhưng không uống khi cơ thể mệt mỏi hoặc vừa đi ngoài nắng về
Mỗi tuần, mẹ chỉ nên uống khoảng 2-3 lần để tránh bị tiểu đường thai kỳ
Ngoài việc uống nước trực tiếp từ quả dừa, mẹ có thể sử dụng nó để biến tấu thành một số món ăn hấp dẫn như thạch dừa
Không uống nước dừa để qua đêm trong tủ lạnh
Mẹ nào bị tiểu đường, bị đa ối nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ loại nước uống này
Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!
Bà Bầu Ăn Khoai Tây Sẽ Nhận Được Lợi Ích Gì?
8 lợi ích của khoai tây giúp mẹ bầu tươi trẻ, khỏe đẹp và những lưu ý khi dùng
(VOH) – Khoai tây là món ăn ưa thích của nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn khoai tây có tốt không?
Một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng với tất cả mọi người và càng trở nên quan trọng hơn khi bạn đang mang thai. Bởi những loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong thai kỳ không chỉ tác động đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu không nên ăn khoai tây vì chúng chứa nhiều thành phần không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
1. Bà bầu ăn khoai tây được không?
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần khi mang thai. Khoai tây rất giàu protein, có đến 18 loại axit amin cần thiết và hàm lượng vitamin B trong khoai tây cũng khá cao. Vì thế, nếu bạn thèm ăn khoai tây khi mang thai, bạn có thể ăn một ít. Tiêu thụ khoai tây trong một mức độ nhất định bạn sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích như:
Khoai tây chứa nhiều axit folic. Đây là một chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi cũng như giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
Hơn thế, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị sảy thai.
Một trong những lợi ích khi bà bầu ăn khoai tây chính là giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong rất nhiều món ăn được chế biến từ khoai tây thì khoai tây nghiền là món ăn có lợi cho thai kỳ, đặc biệt với những ai đang có vấn đề về tiêu hóa bởi nó có thể giảm dịch vị axit trong dạ dày.
Ăn khoai tây giúp làm giảm dịch vị axit trong dạ dày (Nguồn: Internet)
Khoai tây chứa nhiều carbohydrate (carbs) và hoạt động như một nguồn năng lượng tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần duy trì việc tập thể dục và có một chế độ ăn uống hợp lý để tránh sự tăng cân quá mức từ khoai tây và các loại thực phẩm giàu carbs khác.
1.4 Phòng tránh thiếu máu
Trong khoai tây cũng chứa khá nhiều chất sắt cùng những khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi… Chính vì thế, loại củ này có thể giúp hỗ trợ chống lại bệnh thiếu máu khi mang thai.
Các vitamin B và C có trong khoai tây sẽ giúp hỗ trợ làm lành vết thương và tăng cường miễn dịch.
1.6 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và magie, hai chất này có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp bởi nó có thể giúp làm giảm huyết áp. Vì thế, nếu mẹ bầu có thể chế biến chín cả phần vỏ khoai tây để ăn thì sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
1.7 Giải quyết vấn đề bọng mắt, thâm mắt
Phụ nữ dù đã mang thai hay chưa thì cũng đều có thể gặp phải các vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến cho mẹ bầu trong kém sắc và rất khó để khắc phục.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì khoai tây có thể giúp làm giảm quầng thâm mắt. Mẹ chỉ cần 1 vài lát khoai tây cắt mỏng hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị thâm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy tình trạng thâm quầng mắt được cải thiện.
1.8 Phương thức làm đẹp tuyệt vời
Nước ép từ khoai tây cũng được xem là một “phương thuốc tự nhiên” giúp mẹ bầu có được làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết.
Ngoài ra, khoai tây cũng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, những chất này có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai.
2. Bà bầu ăn nhiều khoai tây có tốt không?
Mặc dù khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không hẳn là an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Các bác sĩ cho rằng, bà bầu chỉ nên ăn khoai tây với mức độ vừa phải, tốt nhất là chỉ nên ăn 1 lần/tuần.
Bà bầu chỉ nên ăn khoai tây một tuần 1 lần (Nguồn: Internet)
Tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể khiến bạn phải đối mặt với một số rủi ro sức khỏe, chẳng hạn như:
Khoai tây có đốm xanh chứng tỏ đã có sự hiện diện của các hợp chất độc hại như glycoalkaloids, alpha-chaconine, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đặc biệt, độc tố có tên là solanine (chất kiềm sinh vật) trong khoai tây có thể gây ra dị tật ở thai nhi như nứt đốt sống và thiếu não.
Ngoài ra, cấu trúc solanine trong khoai tây khá giống với hormone steroid – nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Nếu thai phụ ăn khoai tây quá nhiều, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn ancaloit có thể gây bất thường cho thai nhi.
Phụ nữ thừa cân ăn quá nhiều khoai tây khi mang thai dễ bị béo phì.
Bà bầu ăn khoai tây bị hỏng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
3. Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên?
Đối với bà bầu, khoai tây chiên được coi như là “thực phẩm cấm”. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi bà bầu hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường. Đầu của các em bé này cũng sẽ có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển.
Trong khoai tây chiên cũng còn chứa nhiều chất béo và muối nên dễ gây béo phì, cao huyết áp và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, thay vì ăn khoai tây chiên, các mẹ bầu nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn.
4. Những lưu ý cần nhớ khi chế biến khoai tây
Muốn ăn khoai tây bà bầu cần phải cẩn thận trong việc chọn lựa những củ khoai chất lượng, chế biến và ăn sao cho an toàn và hợp lý.
Khi chọn mua khoai tây hãy chọn những củ cầm lên thấy chắc tay, có hình dạng đẹp mắt, không có đốm thâm đen. Tuyệt đối không chọn những củ khoai tây đã mọc mầm và bị cắt, đặc biệt khi trên củ khoai tây có những chấm xanh.
Khi mua về, mẹ bầu nên lấy khoai tây ra khỏi túi ni-lông và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc đặt ở chỗ thông thoáng.
Khi chế biến, không dùng chung khoai tây với cà chua. Sau khi ăn ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối. Nên kết hợp khoai tây với thịt bò vì chúng có thể tạo ra những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Như vậy, khoai tây có đầy đủ chất dinh dưỡng lành mạnh cho phụ nữ mang thai và không nên bị loại trừ khỏi chế độ ăn của bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn sức khỏe bạn chỉ nên ăn với một giới hạn nhất định, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Mẹ Nên Áp Dụng Chế Độ Ăn Yến Cho Bà Bầu Ngay Để Nhận Được Nhiều Lợi Ích Sức Khỏe
Cả Đông y và Tây y đều công nhận những tác dụng tuyệt vời của yến đối với sức khỏe bà bầu, đây chính là thực phẩm có tác dụng bồi bổ, các mẹ bầu nên ăn hoặc uống nước yến sào để để nhận được các lợi ích tuyệt vời từ thực phẩm này.
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy?
Bà bầu mấy tháng thì ăn được yến hoặc mang thai tháng cuối có nên ăn yến sào không là những thắc mắc mà hầu hết chỉ em đều băn khoăn khi có ý định thêm loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng thai nghén của mình.
Trên thực tế, mặc dù không có thí nghiệm nào chứng minh và cũng không thể thí nghiệm trên cơ thể của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đông y, bà bầu nên cẩn trọng là tốt nhất. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng yến sào trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bà bầu nên bắt đầu ăn thử với 1g – 2g rồi tăng dần lên 3g mỗi ngày. Duy trì liều lượng này mỗi ngày hoặc cách ngày, kể cả những tháng cuối thai kỳ cho đến ngày sinh.
Công dụng của tổ yến đối với bà bầu
Yến giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất: Theo các nhà khoa học, yến có chứa đến 50% thành phần là protein, giàu năng lượng, dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không có chất béo. Yến chứa tới 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tổng hợp được nhưng lại vô cùng quan trọng với cơ thể.
Yến sào có rất nhiều công dụng đối với mẹ bầu
Yến sào giúp tăng sức đề kháng: Nhờ hoạt chất Aspartic acid giúp sản sinh ra các globulin kháng thể và miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra yến còn giúp tăng cường dinh dưỡng giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Củng cố hệ miễn dịch: Theo các chuyên gia, yến có khả năng kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào đặc hiệu là lympho B và T, giúp số lượng bạch cầu tăng mạnh tới 130%, giúp thai nhi khỏe mạnh, chống lại các bệnh hay gặp tuổi trẻ, các biến chứng về hô hấp, phát triển tốt về cân nặng và trí tuệ.
Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng: Nhiều bà bầu dù đã chú ý đến chế độ ăn nhưng vẫn không cải thiện cân nặng của thai nhi. Lý do chính là do khả năng hấp thụ dưỡng chất của mẹ kém, dẫn đến thai nhi phát yếu và nhẹ cân. Trong yến sào có threonine – chất giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Chống rạn, thâm nám da: Đây là vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải là: Rạn da, nứt da mông, đùi, bụng… khiến nhiều chị em mất tự tin. Yến sào giúp giảm các triệu chứng này vì trong yến có collagen, rất tốt cho da, giúp da hồng hào, sáng, căng mịn, chống lão hóa da cực hiệu quả.
Thanh nhiệt, kháng viêm: Do phải bổ sung sắt và canxi nên bà bầu thường gặp các tác dụng phụ như nhiệt, nóng, táo bón… ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt. Bên cạnh bổ sung nước và rau quả, các chị em nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng thanh nhiệt, giải độc, mát gan như yến sẽ rất tốt.
Giảm triệu chứng đau nhức lưng, tay, chân: Khi thai nhi phát triển chèn ép các dây thần kinh, gây đau nhức lưng, tay, chân. Lựa chọn yến trong chế độ dinh dưỡng giúp giảm bớt các triệu chứng này.
Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh: Với thành phần hoàn toàn không chứa chất béo, không tạo ra mỡ thừa mà vẫn đủ dinh dưỡng và khoáng chất nuôi con. Mẹ bầu dùng yến sẽ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh vì không bị tăng cân quá nhiều.
Liều lượng ăn yến cho bà bầu
Từ tháng 3 – 7
Mỗi ngày dùng khoảng 7gr yến sào trong chế độ ăn yến cho bà bầu. Mỗi tháng phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100gr. Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói.
Tháng 8 – 9
Nên giảm liều lượng tổ yến bổ sung vào cơ thể, mỗi ngày dùng khoảng 4gr yến sào, trung bình khoảng 60g/tháng
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ không nên ăn yến sào quá nhiều. Vì điều này cũng không hề tốt cho mẹ và thai nhi.
Cách chưng yến cho bà bầu
Yến có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau làm phong phú thêm chế độ ăn yến cho bà bầu, song cách đơn giản và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn.
Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút với lửa nhỏ. Thêm đường phèn trộn đều chưng thêm 5 phút là có thể sử dụng. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất, yến rất tốt cho bà bầu. Chế độ ăn yến cho bà bầu giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sau thời gian nghén ngẩm, mệt mỏi, không thể ăn uống đầy đủ. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Lợi Ích Sức Khỏe Mẹ Bầu Sẽ Nhận Được Nếu Ăn Socola Trong Thai Kỳ Đúng Cách trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!