Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Ghi Nhớ Khi Tập Yoga mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
7 ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN GHI NHỚ KHI TẬP YOGA
Không Nên Tập Thử Một Mình Vào Lần Đầu Tiên
Có rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc, nhưng nói chung phụ nữ mang thai có thể luyện tập yoga. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên vận động trong giai đoạn thai kỳ ở tư thế thấp như yoga, bơi lội, hoặc đi bộ. Chúng đều là những môn thể dục tốt nhất dành cho các mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tập yoga, bạn nên kiểm tra trước các lớp yoga dành cho phụ nữ mang thai. Các lớp học này có thực sự được thiết kế phù hợp với cơ thể đang mang thai và liên tục thay đổi của bạn hay không.
Bạn cần phải cẩn thận với relaxin, một loại hormone có tác dụng nới lỏng dây chằng để chuẩn bị cho cơn vượt cạn. Do đó, bạn cũng nên lưu ý không tập quá sức các động tác căng duỗi.
Các khớp xương có thể khiến bạn cảm thấy lỏng hơn và linh hoạt hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa bạn cần phải cố gắng hơn để giữ mọi thứ trong tư thế vững vàng.
Một lời khuyên hữu ích là bạn nên tập trung vào sự ổn định và sức mạnh hơn là tính linh hoạt. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, khi bụng của bạn ngày một to dần và cơ thể đang thích nghi với trọng lượng tăng lên mỗi ngày.
Hãy tập ít hơn so với những gì bạn đã từng làm được trước đây. Cơ thể của bạn đang làm việc quá sức! 20 phút mỗi ngày thậm chí có thể hơi nhiều.
Trong thời kỳ hậu sản, bạn có thể tập yoga và đó cũng là một trong những bài tập an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện bởi vì tất cả những động tác và tư thế yoga sau cùng cũng chỉ nhằm mục đích giúp bạn cảm thấy cơ thể mình đang được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn. Tôi nghĩ đây cũng là thông điệp thực sự quan trọng đối với những ai mới lần đầu làm mẹ cần nhớ.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chờ sau 6 tuần mới nên tập lại và mọi thứ còn tuỳ thuộc vào quá trình mang thai cũng như sinh đẻ của bạn.
Tập bao nhiêu và sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân người phụ nữ. Bạn sinh thường hay sinh mổ, vết thương sau sinh nhanh chóng lành hay không. Hãy thư giãn và lắng nghe cơ thể mình muốn gì.
Thanh Hằng (theo Women’s Health UK)
7 Điều Mẹ Bầu Bị Đau Nhức Lưng Nên Ghi Nhớ
Khi mang thai, người phụ nữ bị đau nhức lưng là điều không thể tránh khỏi. Triệu chứng này ngày càng phổ biến và khiến cho cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn do bà bầu bị đau lưng nặng nề.
1. Hiện tượng mẹ bầu bị đau nhức lưng là gì?
Hầu hết tất cả mẹ bầu đều phải trải qua cảm giác đau nhức lưng, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân khiến cho hiện tượng này xảy ra chính là do:
Khi mang thai, trọng tâm cơ thể người phụ nữ bị thay đổi.
Giai đoạn này, người phụ nữ tăng ít nhất 11 – 15kg. Do đó mà lưng phải chịu đựng một khối lượng tải trọng tăng đột biến.
Ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu tiết ra hormone giúp vùng chậu giãn nở nhằm làm cho các dây chằng, khớp xương chậu lỏng lẻo hơn, chuẩn bị cho thời khắc hạ sinh em bé. Vì vậy mà thắt lưng cũng sẽ bị đau đớn hơn bình thường.
Mẹ bầu thường bị đau nhức lưng vào 3 tháng cuối thai kỳ
2. 7 điều mẹ bầu bị đau nhức lưng nên ghi nhớ
2.1. Giữ một tư thế đúng chuẩn
Một khi thai nhi lớn dần, trọng tâm của cơ thể sẽ bị dồn về phía trước. Chính do đó mà lúc này người mẹ bầu rất hay có xu hướng ngả ngời về sau để giữ được thăng bằng. Chính việc này đã làm căng các cơ và dây chằng vùng thắt lưng, tạo ra một áp lực lớn, đồng thời làm căng xương khớp và lưng bị đau nhức.
Vì thế, mẹ bầu cần ghi nhớ rằng để có thể giảm đau nhức lưng, hãy chú ý:
Ưỡn ngực thẳng, không khom lưng.
Đứng thẳng người.
Để vai được buông xuôi tự nhiên.
Đầu gối luôn thả lỏng
Tư thế ngồi đúng chuẩn là một yếu tố quan trọng giúp bà bầu đỡ đau nhức lưng
2.2. Dùng các sản phẩm hỗ trợ chuyên dụng
Ngày nay, có rất nhiều loại ghế dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau nhức lưng hữu hiệu. Mẹ bầu cũng có thể dùng một chiếc gối nhỏ để lót phía sau lưng khi ngồi để làm cho lưng êm ái, dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, ưu tiên lựa chọn những đôi giày thấp, đế bằng và vừa chân.
2.3. Nâng đồ vật đúng cách
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn còn thói quen cúi gập người xuống để nâng đỡ đồ vật hay nhặt đồ vật lên từ sàn nhà. Chính điều này đã làm cho vùng lưng bị tác động, gây ra đau nhức. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, khi nâng một vật từ dưới lên, mẹ nên ngồi xổm xuống và dùng lực của hai chân đứng dậy, không nên cúi gập người, uốn cong thắt lưng. Nếu cần thiết, nên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi chiếc bụng to khiến mẹ khó khăn trong sinh hoạt, vận động.
Hãy nhờ sự giúp đỡ nếu mẹ cần nâng nhấc đồ vật
2.4. Hãy nằm nghiêng khi ngủ
Mẹ bầu nên tránh nằm ngửa, gây ra áp lực và gây đau nhức lưng. Hãy chú ý nằm nghiêng khi ngủ, vì tư thế này sẽ giúp cơ thể giảm được các cơn đau đớn và đồng thời, hỗ trợ hiệu quả cho hệ tuần hoàn máu vận hành ổn định. Mẹ bầu có thể dùng đệm thiết kế riêng hoặc gối ngủ cho bà bầu để tạo cảm giác thoải mái nhất có thể khi ngủ.
2.5. Chườm nóng, lạnh
Việc chườm nóng hoặc chườm lạnh đúng cách sẽ giúp người mẹ bầu cảm thấy cơn đau nhức lưng được thuyên giảm rất nhiều.
2.6. Luyện tập thể thao nhẹ nhàng hàng ngày
Luyện tập thể dục thể thao để giảm đau nhức lưng cho bà bầu
Nhiều người cho rằng, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn mang thai. Thế nhưng, việc vận động lại có thể hỗ trợ sức khỏe cho bà bầu và thai nhi cực kỳ tốt. Do vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chế độ luyện tập giúp giảm đau nhức lưng nhẹ nhàng trong thời kỳ bầu bí. Mẹ có thể tập yoga, đi bộ bên ngoài hoặc trên máy chạy bộ,… để tăng cường sức khỏe. Mặt khác, việc đi bộ cũng sẽ giúp cho người phụ nữ dễ sinh con hơn nữa đấy!
2.7. Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ
Việc căng thẳng, lo âu cũng có thể khiến cho sức khỏe xương khớp người thai phụ bị giảm sút và cũng như sức khỏe tổng quát không được vững vàng. Do đó, việc giữ cho tâm trạng vui vẻ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu ngăn ngừa các cơn đau nhức lưng ngoài ý muốn.
3. Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu và gia đình cũng cần lưu ý, đôi lúc cơn đau nhức lưng khi mang thai vào những tháng cuối cũng là cảnh báo cho việc sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu mẹ bầu bị đau lưng cùng với việc âm đạo bị chảy máu, sốt hoặc nóng rát khi tiểu tiện, gia đình cần đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ khoa sản để được can thiệp kịp thời, tránh để những cơn đau nhức lưng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm.
Kiddo Nguyễn
“Có sức khỏe là có tất cả” – Vì vậy, đừng để tình trạng đau – mỏi lưng làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Cùng Elipsport giảm đau nhức, mỏi xương khớp, tăng cường tuần hoàn cơ thể với ghế massage toàn thân và ngăn ngừa bệnh xương khớp bằng việc luyện tập ngay tại nhà cùng máy chạy bộ điện Elip và xe đạp tập thể dục ELip
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
21 Điều Kiêng Kỵ Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ.
1.1. Thực phẩm tái sống
Thực phẩm tái sống dễ bị nhiễm các chất độc và vi khuẩn, không có lợi cho đường tiêu hóa nên khi mang thai bạn cần kiêng kỵ món ăn này.
Kiêng gì khi mang bầu 3 tháng đầu? (Nguồn: hellobacsi.com)
1.2. Một số loài cá biển
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì? Một số loại cá biển khi ăn dễ gây rối loạn đường tiêu hóa bạn cũng nên tránh trong lúc mang bầu. Đặc biệt, các mẹ cần chú ý không nên ăn cá thu, cá nàng đào hay cá kiếm… trong giai đoạn đang mang bầu.
Mẹ bầu cần lưu ý tránh một số loại hải sản không tốt cho tiêu hóa (Nguồn: phunutoday.vn)
1.3. Trứng sống
Mẹ bầu cần kiêng ăn các món sử dụng trứng sống không tốt cho tiêu hóa (Nguồn: vietnammoi.vn)
1.4. Sản phẩm bơ sữa chưa tiệt trùng
Sữa bơ chưa tiệt trùng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé nên bạn cần kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu. Hãy sử dụng các loại sữa dành riêng cho bà bầu đảm bảo an toàn giúp mẹ có đủ dưỡng chất và bé phát triển toàn diện.
Lưu ý nguồn gốc cũng như thành phần của sữa trước khi cho mẹ bầu uống (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
1.5. Gan
Gan là bộ phận lọc bỏ chất độc nên bản thân gan cũng chứa nhiều chất độc không tốt cho cơ thể. Do đó, bạn phải tuyệt đối tránh xa các món ăn từ gan trong quá trình phát triển của thai nhi.
Các món ăn làm từ gan không được đưa vào thực đơn của mẹ bầu (Nguồn: hellobacsi.com)
1.6. Thực phẩm gây co thắt tử cung
Thực phẩm gây co thắt tử cung nếu ăn sẽ dễ bị sảy thai trong giai đoạn này vì thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung bao gồm: dừa, đu đủ xanh mủ trắng, đào, táo mèo, ổi, mận, nho, mãng cầu, chuối tiêu (khi đói), mướp đắng, chùm ngây, rau răm, ngải cứu, rau sam, cua, ba ba,…
1.7. Caffeine
Coca hay cà phê là những món khoái khẩu của các bà mẹ văn phòng. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong các thức uống này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên tránh các sản phẩm có chứa caffeine để bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.
Mẹ bầu sẽ phải nói không với cafe khi bắt đầu mang thai (Nguồn: baomoi.com)
1.8. Đồ uống có cồn
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì? Bia rượu đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi và cả mẹ bầu. Đây cũng là một loại thức uống mà bà mẹ phải tuyệt đối tránh xa trong suốt 9 tháng phát triển của thai kỳ.
Rượu, bia sẽ là tác nhân xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé (Nguồn: eva.vn)
1.9. Thực phẩm đóng gói sẵn
Thực phẩm đóng gói sẵn thường có chất bảo quản và chất phụ gia. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng gói sẵn như mì tôm, nem chua, thịt hộp… Thay vào đó hãy lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học trong 3 tháng đầu mang thai để đảm bảo sức khỏe chăm sóc bé tốt nhất.
Lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên và nói không với đồ ăn đóng gói (Nguồn: phununews.vn)
1.10. Thực phẩm nhiễm độc
Thực phẩm bị nhiễm độc ăn vào sẽ trực tiếp gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do vậy, bạn cần kiểm tra thật kỹ nguồn gốc của thực phẩm, chọn các loại thực phẩm chất lượng, sơ chế kỹ càng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.
Đảm bảo luôn sử dụng thực phẩm sạch cho dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu (Nguồn: sumedia.net)
1.11. Một số thực phẩm có thể gây sảy thai
Các thực phẩm gây sảy thai cần phải được tránh xa trong quá trình đang mang thai. Bà bầu cần tránh những thực phẩm như rau răm, đu đủ xanh, dứa… Đây là những thực phẩm tuyệt đối không nên có trong bữa ăn của bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai cần phải được loại bỏ (Nguồn: baomoi.com)
1.12. Thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối
Thực phẩm quá mặn hoặc nhiều muối sẽ gây bệnh và không tốt cho mẹ bầu và thai nhi những ngày đầu thai kỳ nên bạn cần kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu.
Các mẹ bầu cần lưu ý kiêng cữ các món ăn quá mặn trong thời gian đầu mang thai (Nguồn: xuhuongnhanh.com)
2. Không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại
Khi mang thai bạn cần tránh xa và không nên có sự tiếp xúc với các bức xạ nhiệt hoặc các chất độc hại, bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, dẫn tới nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho trẻ.
3. Không vận động mạnh, làm việc quá sức
Khi mang thai mẹ bầu không nên làm việc quá sức hay vận động quá mạnh. Bà bầu chỉ được phép đi lại nhẹ nhàng trên một mặt phẳng không trơn để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xin ý kiến bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Đừng ngại nhờ chồng hoặc những người thân trong gia đình hỗ trợ khi cần phải bưng bê, xách đồ nặng.
Tránh các việc nặng nhọc và nhờ người thân làm hộ (Nguồn: baomoi.com)
4. Không tự uống thuốc bừa bãi khi chưa có lời khuyên của bác sĩ
Việc uống thuốc trong quá trình mang thai cần có sự hướng dẫn của bác sĩ vì có rất nhiều loại thuốc không được uống khi mang bầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xin lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh (nếu có) để kịp thời ngưng sử dụng các loại thuốc đó, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Thường xuyên gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc hiệu quả (Nguồn: conlatatca.vn)
5. Chú ý tư thế ngồi, không ngồi xổm
Bạn ngồi xổm sẽ gây gập bụng khó chịu cho thai nhi và khó chịu cho chính người mẹ mang bầu. Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển của thai kỳ, bạn nên ngồi ghế và tránh để bụng mình ở trạng thái gập mạnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra, tư thế nằm cũng cần được thực hiện đúng để giúp mẹ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn. Mẹ bầu hãy chọn cho mình các sản phẩm gối ôm chuyên dụng cho bà bầu mềm mại và đa dụng để có được tư thế ngồi và nằm thoải mái nhất.
Sử dụng gối bà bầu chuyên dụng để có tư thế ngồi và nằm thoải mái (Nguồn: abnewswire.com)
6. Đi lại nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang
Khi mang thai bạn cần hạn chế đi lại. Nếu cần di chuyển hãy đi nhẹ nhàng và không nên leo cầu thang, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những điều cần kiêng khi mang bầu (Nguồn: phunu.com)
7. Kiêng đứng quá lâu hay đứng lên ngồi xuống đột ngột
Trong ba tháng đầu khi mang thai bạn cần kiêng đi đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống quá đột ngột để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn đầu khi mang thai.
Lưu ý không nên đứng quá lâu hoặc ngồi và đứng đột ngột (Nguồn: conlatatca.vn)
8. Hạn chế sử dụng nước lạnh hay nước quá nóng để gội đầu, tắm
Khi bạn mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Bạn không nên tắm hay gội đầu bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng sẽ gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình mang thai. Do vậy, bạn cần kiểm tra nước thật kỹ trước khi gội đầu hoặc tắm, đảm bảo chắc chắn rằng nhiệt độ của nước vừa phải để bảo vệ tốt nhất cho bé.
Nhiệt độ nước khi tắm cho bà bầu cần vừa phải không được quá nóng hoặc quá lạnh (Nguồn: dailyinfo.vn)
9. Tránh những nơi tập chung đông người, nơi công cộng đang có dịch bệnh
Trong ba tháng đầu khi mang thai các bà bầu nên tránh ở những nơi tập trung đông người hoặc những nơi công cộng đang có dịch bệnh phòng trường hợp mắc các dịch bệnh có hại cho sức khỏe.
10. Đặc biệt chú ý đến những thay đổi trong cơ thể
Khi mang thai bạn cần chú ý đến tất cả những thay đổi của cơ thể. Chỉ một thay đổi nhỏ của cơ thể cũng là tín hiệu cho thấy bạn và bé đang có sự thay đổi qua từng ngày. Vì vậy, hãy luôn chú ý đến những dấu hiệu đó để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.
11. Tránh căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Một điều cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi chính là tâm trạng của người mẹ. Hãy thử tham khảo những cuốn sách hay để tinh thần được thoải mái, tránh những căng thẳng mệt mỏi không đáng có trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo thai nhi luôn được khỏe mạnh nhất.
Mẹ bầu lưu ý tránh căng thẳng bằng việc làm những gì mình thích (Nguồn: sense.vn)
12. Kiêng kỵ việc quan hệ tình dục trong các trường hợp
12.1. Dọa sảy thai
Khi có những dấu hiệu dọa sảy thai, bạn cần đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn tránh vận động mạnh. Giai đoạn này rất cần sự ổn định của người mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Lưu ý các dấu hiệu dọa sảy thai và nghỉ ngơi hợp lý (Nguồn: conlatatca.vn)
12.2. Chảy máu âm đạo nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu âm đạo. Tuy nhiên đây là một dấu hiệu không tốt đối với thai nhi. Vì vậy, khi có dấu hiệu âm đạo bị chảy máu thì bạn nên đi kiểm tra ngay lập tức.
12.3. Nhau tiền đạo
Đây cũng là một trong những dấu hiệu rất nguy hiểm bạn cần chú ý khi mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu bạn gặp phải dấu hiệu này, hãy đến ngay phòng khám gần nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bị nhau tiền đạo (Nguồn: conlatatca.vn)
12.4. Có tiền sử sinh non, sảy thai
Với những người đã có tiền sử sinh non sảy thai thì việc kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu cần được chú ý quan tâm nhiều hơn. Bởi rất có thể điều này sẽ lặp lại một lần nữa nếu bạn không có những biện pháp cụ thể để bảo vệ mình và thai nhi.
Tăng cường sức khỏe và kiêng cữ hợp lý nếu mẹ có tiền sử sinh non (Nguồn: hellobacsi.com)
12.5. Có các bất thường về nước ối, nhau thai
Nước ối và nhau thai cần được kiểm tra thường xuyên để có thể kiểm soát được những điều không tốt khi mang thai.
13. Thăm khám sức khỏe đều đặn theo lịch nếu có tiền sử khi mang thai
Khi là người đã có tiền sử bị sảy thai, cao huyết áp thì bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để có thể có những chế độ và biện pháp xử lý phù hợp.
Thăm khám bác sĩ thường xuyên cũng là một biện pháp bảo vệ mẹ và bé (Nguồn: hellobacsi.com)
14. Không mang giày cao gót
Mang giày cao gót sẽ khiến cho việc giữ cân bằng trở nên khó khăn hơn, có thể gây đến những hậu quả không thể lường trước. Mặt khác nó cũng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhất là ở giai đoạn đầu khi mang thai. Mẹ bầu nên chọn các loại giày búp bê, giày đế bằng nhẹ và thoải mái để dễ dàng di chuyển hơn và không sợ bị té ngã.
Khuyến khích các mẹ mang giày đế bằng để đảm bảo an toàn khi mang thai (Nguồn: evashoes.com.vn)
15. Kiêng tắm bồn hoặc xông hơi nước quá nóng
Tắm nước quá nóng sẽ gây khó chịu không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nên phải kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu.
16. Tránh tiếp xúc với phân chó mèo
Mang thai là cả một quá trình vô cùng khó khăn, mẹ và bé sẽ rất nhạy cảm trong khoảng thời gian này. Mặt khác, phân chó mèo lại chứa các vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể bà bầu. Do đó, bạn không nên tiếp xúc với chúng để bảo vệ tốt nhất cho bé.
17. Kỵ uốn, sấy, nhuộm tóc
Trong thời kỳ mang thai, các bà bầu cần lưu ý tránh uốn, sấy, nhuộm tóc. Bởi nếu dùng hóa chất làm tóc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thai nhi. Vì vậy, uốn, sấy, nhuộm tóc là điều cần hạn chế khi bạn đang mang thai.
Các mẹ cần phải tạm ngưng các hoạt động làm đẹp cho tóc trong thời gian thai kỳ (Nguồn: baomoi.com)
18. Tránh dùng các dung dịch tẩy rửa
Các dung dịch tẩy rửa là một trong những tác nhân gây hại. Bạn cần tránh tiếp xúc quá nhiều khi mang bầu. Bởi lẽ, hàm lượng hóa học có trong các dung dịch tẩy rửa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các loại dung dịch tẩy rửa sẽ làm tổn hại đến cả mẹ và bé (Nguồn: eva.vn)
19. Nói không với vắc- xin
Các loại vắc-xin sẽ gián tiếp truyền các vi rút gây bệnh vào cơ thể khi mà sức đề kháng của mẹ mang thai bị giảm sút, gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé.
20. Tránh sơn móng tay khi mang thai
Các loại sơn móng tay có nhiều thành phần hóa học rất độc hại, có thể gây nên những tác động không thể lường trước cho thai nhi. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chúng khi mang thai trong 3 tháng đầu.
Hóa chất trong sơn móng tay không tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)
21. Kiêng tẩy trắng răng
Chất tẩy trắng răng ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, có thể gây nên những tác động xấu tới sự phát triển của bé. Do đó, các bà bầu cần cân nhắc không nên tẩy răng khi mang thai.
Sức khỏe bà bầu quan trọng như nào? (Nguồn: nguoiduatin.vn)
Nguồn bài viết: Blog.adayroi.com
Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ Những Điều Này
Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, lối sống tích cực giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường…
Mang thai 3 tháng đầu được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên của 3 tháng đầu thai kỳ xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, đó là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng và có những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu như sau:
Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).
Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
Cảm giác mệt mỏi thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
Cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng.
Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.
Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng xảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết 3 tháng (tam cá nguyệt) đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý điều gì?
Trong dân gian chuyện kiêng kỵ mang thai 3 tháng đầu với bà bầu không còn quá xa lạ như kiêng ngồi xổm, với tay cao, kiêng đi đám ma, kiêng ngồi trước cửa nhà hay “gần gũi” chồng… Vậy dưới góc độ khoa học mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ, nên kiêng những gì?
Kiêng vận động mạnh, mang vác nặng lúc này thai nhi đang trong quá trình cấy vào thành tử cung, còn chưa ổn định. Khi mẹ vận động mạnh có thể làm tăng nguy cơ , sảy thai.
Không tắm hơi, tắm bồn nước quá nóng
Không vươn vai gay nhau thai quấn cổ
Không đi đám ma vì phụ nữ mang bầu cần giữ tâm lý tốt, không nên vui quá, buồn quá… và vấn đề tâm linh dân gian.
Tránh xa những nơi có mùi sơn bởi đây sản phẩm chứa rất nhiều hợp chất và hoạt chất với độc tính cao, rất dễ hấp thụ vào cơ thể.
( Làm sao để chăm sóc mẹ bầu tốt nhất trong thời gian mang thai đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ)
Thảo dược củ gai An Thai Sản phẩm số 1 dành cho các mẹ bầu Sản Phẩm được Bộ Y Tế Công Bố. Số: 3044/2018/ĐKSP Hiện đã được bán tại một số bệnh viện phụ sản và nhà thuốc
Chị Hải Yến thai 25 tuần ở Quy Nhơn sau khi sử dụng sản phẩm cân nặng thai nhi đã phát triển bình thường
Chị Tươi ở Ninh Định thai nhi phát triển chậm, ra máu, mệt mỏi
– Mới uống 2 ngày (1/3 liệu trình Thảo dược củ gai an thai) đã khoẻ và đi làm trở lại. Và đang tiếp tục sử dụng sản phẩm
Bạn ” Ngô Xuân Mai” ở Quảng Bình thai 16 tuần thai phát triển cân nặng chậm. Sau khi sử dụng trà thảo dược thai nhi khỏe, tăng trưởng bình thường
Chị Vân Anh ở Đống Đa sau khi sử dụng Trà Thảo Dược Củ Gai An Thai
Người Tiêu Dùng Kể Về Công Dụng Của Trà An Thai Thái Phương
Nhà Thuốc Giới Thiệu Sản Phẩm Trà Củ Gai An Thai
Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Khi biết tin mình chuẩn bị lên chức mẹ bỉm sữa, hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra còn có các xúc cảm khác không thể cân đo đong đếm hết. Áp lực của lần đầu tiên cũng đủ khiến mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.
Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những mỏi mệt về thể chất.
Chính sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu tiên việc ổn định thai nhi là điều cần ưu tiên hàng đầu. Bảo thế mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu là điều mẹ bầu hết sức lưu ý. Bạn cần bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin, và đặc biệt người mẹ cần chú ý bổ sung axit folic, sẽ giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được hoàn hảo.
Bên cạnh đó bạn cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, hải sản, đồ uống có cồn, trứng lòng đào… sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng .
Mẹo chăm sóc sắc đẹp mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng rất quan trọng mới mẹ trong 3 tháng đầu
Làm thế nào để giữ được vẻ đẹp trong suốt thai kỳ là một câu hỏi lớn với nhiều phụ nữ bởi vì mang thai 3 tháng đầu khiến hình dáng và cơ thể chị em thay đổi rất nhiều. Một số mẹo sau sẽ giúp bạn bảo vệ sắc đẹp và sự tươi trẻ của mình ngay cả khi mang thai.
Uống đủ nước là mẹo làm đẹp đơn giản mà hiệu quả khi bạn mang thai
Bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C, vitamin A.
Luôn ngủ đủ giấc giúp bạn hồi phục sức khỏe, lấy lại thần thái, tránh cho mắt không thâm quầng…
Ăn nhiều trái cây, rau củ, tránh các đồ ăn nhiều chất béo gây hại hay đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ sẽ giúp bạn tăng cân đều đều và hợp lý.
Khi mang thai, làn da thường trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên để mặt mộc thay vì lạm dụng đồ trang điểm để tránh tình trạng dị ứng khiến mọi thứ trở nên tệ hơn.
Để thai nhi phát triển toàn điện cả về sức khỏe và trí não, bạn cần đặc biệt chú ý kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa. Đây là thời điểm vàng để thai nhi hình thành và phát triển. Vì vậy nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì…
Bác sĩ Chương
Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Ghi Nhớ Khi Tập Yoga trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!