Đề Xuất 3/2023 # 5 Điều Cơ Bản Chị Em Phụ Nữ Nên Biết Rõ Khi Mang Thai Hộ # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # 5 Điều Cơ Bản Chị Em Phụ Nữ Nên Biết Rõ Khi Mang Thai Hộ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Điều Cơ Bản Chị Em Phụ Nữ Nên Biết Rõ Khi Mang Thai Hộ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

by Nguyễn Phương215 Views

1. Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ tức là mang thai cho một người phụ nữ khác hoặc một cặp vợ chồng không thể có con nhưng mong muốn có con.

Những điều kiện cần thiết để nhận được một người mang thai hộ :

Không có tử cung, dị dạng ở tử cung hoặc bất thường nào đó.

Sinh con bị nguy hiểm hoặc không thể sinh con.

Đã điều trị vô sinh nhiều lần nhưng không thành công.

Hiện nay có nhiều loại mang thai hộ do vấn đề của nó khá phức tạp, từ mặt y khoa, pháp luật cho đến văn hóa.

Phổ biến nhất là thụ tinh trong ống nghiệm : dùng trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng để tạo thành phôi; sau đó cấy ghép vào tử cung của người mang thai hộ.

2. Làm thế nào để mang thai hộ?

Việc mang thai hộ có thể được thực hiện thông qua một cơ quan hoặc được sắp đặt một cách riêng tư.

Dù nó được thực hiện như thế nào thì người mang thai hộ cũng cần thông qua các bước cơ bản sau đây :

Đảm bảo rằng bản thân hiểu rõ những điều kiện sẽ phải thực hiện khi mang thai hộ.

Điền các thông tin chi tiết về bản thân một cách trung thực.

Kiểm tra sức khỏe tổng thể bao gồm cả thể chất và tâm lý.

Nộp đơn để trở thành người mang thai hộ.

Lên lịch hẹn gặp với bác sĩ để làm một số kiểm tra, xét nghiệm sâu hơn theo yêu cầu của cơ quan trung gian.

3. Trung tâm tư vấn.

Làm việc thông qua một cơ quan, trung tâm sẽ có lợi cho cả 2 bên : người mang thai hộ và gia đình có nhu cầu.

Thay vì thông qua một cơ quan, tổ chức; bạn có thể thông qua những cá nhân có kinh nghiệm về vấn đề này.

Họ thường cung cấp các mối (gia đình hoặc người mang thai hộ) nhiều hơn, giá rẻ hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là sự bảo hộ, độ tin cậy là thấp hơn.

4. Quy trình mang thai hộ.

Hầu hết các trường hợp mang thai hộ là sử dụng trứng và tinh trùng của gia đình mong muốn có con; vì thế người mang hộ cũng tức là mẹ đẻ sẽ không có bất kỳ liên kết di truyền nào với em bé.

Quá trình mang thai hộ của những người phụ nữ mang thai hộ bao gồm những bước sau :

Dùng thuốc tránh thai vào lúc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo nội mạc tử cung không có vấn đề gì và sẵn sàng để cấy phôi.

Tiêm các hormone cần thiết để kích thích tuyến yên và điều chỉnh buồng trứng, chuẩn bị cho việc mang bầu.

Tiêm estrogen để lớp lót nội mạc tử cung dày lên, cho phôi làm tổ.

Siêu âm đo độ dày lớp màng nội mạc tử cung.

Ngừng tiêm hormone cho tuyến yên khi trứng được cấy ghép.

Tiếp tục tiêm estrogen và bắt đầu tiêm progesterone.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong quá trình mang thai.

Giữ liên lạc với gia đình và nhận được hỗ trợ về mọi mặt.

Cần biết nên làm gì trong trường hợp sảy thai.

5. Các vấn đề pháp lý.

Ngoài các vấn đề về cảm xúc và y tế, vấn đề pháp lý cũng rất quan trọng. Mọi thứ đều phải được viết bằng văn bản.

Mỗi bên đều nên tìm một tư vấn pháp luật trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo lợi ích cho mình và quá trình mang thai hộ diễn ra thuận lợi hơn.

Sẽ có những luật, quy định cơ bản; dựa vào đó để thêm một số nội dung cho phù hợp với từng trường hợp.

Xác định rõ ràng về người hoặc nhóm người sẽ giữ quyền nuôi con hợp pháp sau khi sinh.

Làm rõ các quy định về quy trình mang thai.

Chỉ định số lượng phôi được cấy ghép.

Phác thảo lịch trình cơ bản sẽ được thực hiện.

Xác định rõ những gì sẽ xảy ra trong trường hợp kết quả kiểm tra là không tốt.

Một số điều khoản về sảy thai.

Danh sách các nghĩa vụ tài chính, những người thanh toán, bồi thường,vv….

Người mẹ đẻ cần có nghĩa vụ pháp lý sau đây (được ghi rõ trong hợp đồng) :

Phải thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra và thủ tục trước, trong và sau khi sinh theo yêu cầu.

Cần tránh bất kỳ hành vi có thể khiến em bé trong bụng gặp nguy hiểm.

Phải đảm bảo sức khỏe tốt trong toàn bộ thai kỳ.

Phải trao em bé cho gia đình khi nó sinh ra.

Không được chấm dứt thai kỳ sớm nếu không có sự đồng ý của bên gia đình hoặc khi tính mạng đang gặp nguy hiểm do mang thai.

Người mang thai hộ cần phải có sự bảo vệ và nó cũng nằm trong hợp đồng :

Những thủ tục không hợp lý sẽ không được thực hiện trừ khi nó đã được ghi trong hợp đồng.

Mặc dù không có quyền tự ý chấm dứt thai kỳ song nếu hợp đồng cho họ có quyền đó hoặc tính mạng họ bị đe dọa.

Thông tin cá nhân của người mang thai hộ sẽ được giữ kín ở mức độ nhất định, tùy vào mỗi trường hợp.

Là người mang thai hộ, chắc chắn không thể vui vẻ hoàn toàn bởi bạn sẽ trao đi đứa con mang nặng đẻ đau của mình. Rất nhiều khó khăn bạn sẽ phải trải qua, hơn cả khi mang thai bình thường. Dù thế nào, nó cũng là một hành động rất cao quý khi giúp gia đình khác có con.

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Và Những Điều Chị Em Cần Phải Biết Rõ

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng nhiều bệnh nhân mắc phải. Theo thống kê có khoảng 15 – 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai dị ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng. Bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đề kháng của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gặp phải những biến chứng đe dọa đến thai nhi.

Viêm mũi dị ứng trong thai kỳ là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang bầu có thể kéo dài nhiều tuần hoặc hơn 6 tháng. Mẹ bầu có thể bị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hoặc thời điểm bất kỳ trong thai kỳ. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể tự biến mất hoàn toàn sau khi phụ nữ sinh con được 2 tuần. Tuy nhiên đa phần, mẹ bầu cần được hỗ trợ y tế cẩn thận khi mắc bệnh này.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng khi mang thai

Phụ nữ dễ bị viêm mũi dị ứng khi mang thai là bởi những nguyên nhân sau:

Hệ thống miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm khiến các mẹ bầu dễ mắc bệnh đường hô hấp, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.

Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố estrogen và progesterone thay đổi khiến cho sức đề kháng của niêm mạc mũi bị giảm. Do vậy vi khuẩn dễ tấn công hơn.

Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm xoang mũi dị ứng khi mang thai là các yếu tố dị ứng. Những yếu tố thường gặp là: Lông chó mèo, thú cưng, phấn hoa, bụi, nấm mốc, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thất thường, khói thuốc lá… Các dị nguyên gây kích thích ở niêm mạc mũi và gây viêm.

Phụ nữ có thai có tiền sử viêm xoang, chàm và hen suyễn có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường khi tiếp xúc với dị nguyên.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Viêm mũi dị ứng ở mẹ bầu cũng có triệu chứng giống với người bình thường. Người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như:

Hắt hơi nhiều, kéo dài và có thể tái diễn trong thời gian dị ứng.

Ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi dẫn đến ngạt mũi.

Ngoài ra người bệnh có thể bị chảy nước mắt.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm mũi thông thường, viêm xoang, cảm lạnh… Người bệnh có thể phân biệt dựa theo dấu hiệu nhận biết sau:

Cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng: Ngoài dấu hiệu chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, bệnh nhân có thể bị đau họng, đau nhức cơ thể, sưng hạch, sưng các tuyến mang tai, sốt nhẹ.

Viêm xoang: Người bệnh bị nhức đầu, sốt, đau nhức tại các hốc xoang, hốc mắt, đau mặt, chảy nhiều dịch mũi vàng hoặc xanh. Triệu chứng bệnh tăng lên khi cúi xuống phía trước.

Nhận biết chính xác các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang bầu giúp người bệnh chủ động hơn trong chữa trị. Để xác định chính xác nhất vấn đề mình đang mắc phải, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên chị em tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua điều trị bệnh. Bởi vì căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ bầu:

Sức khỏe giảm sút do giấc ngủ không đảm bảo và tâm trạng mẹ bầu không ổn định.

Viêm mũi dị ứng không điều trị tốt sẽ tiến triển thành viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang, viêm họng…

Nghẹt mũi lâu có thể làm giảm lượng oxy cho thai nhi, làm tăng nguy cơ huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, thai chậm phát triển.

Do vậy, việc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và sự an toàn cho thai nhi.

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Hiện nay điều trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu thường sử dụng thuốc kháng histamin, dung dịch vệ sinh mũi. Tuy nhiên những loại thuốc này cần được cân nhắc kỹ càng về độ rủi ro và lợi ích khi sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai nên tìm tới sự hỗ trợ của bác sĩ thay vì tự mua thuốc về uống.

Dùng dung dịch rửa mũi

Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai rất phổ biến. Người bệnh sử dụng các dung dịch có chức năng làm loãng chất nhầy, loại bỏ bụi bẩn và tác nhân dị ứng. Dung dịch rửa mũi cũng giúp ngăn chặn quá trình tiết chất nhầy trong mũi, giảm sưng mô và thúc đẩy thải trừ chất nhầy.

Tùy theo từng bệnh nhân, dung dịch rửa mũi có thể khác nhau. Tuy nhiên loại dung dịch được sử dụng phổ biến nhất là nước muối sinh lý.

Mẹ bầu chỉ cần hơi nghiêng đầu, đưa dung dịch vào mũi kết hợp với việc thở bằng miệng. Tiến hành sao cho nước rửa mũi đi vào lỗ bên này và thoát ra ở bên còn lại. Sau đó xì mũi để đẩy chất nhầy bên trong ra ngoài. Thực hiện cách này 3 lần mỗi tuần.

Thuốc kháng histamin

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng không muốn uống thuốc viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên theo các bác sĩ, khi mang thai nếu cần thiết người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc. Các loại thuốc được chọn là thuốc an toàn hoặc có rất ít rủi ro đối với người có thai.

Trong trường hợp viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể được kê thuốc kháng histamin. Thuốc này giúp ức chế sản sinh histamine và làm giảm triệu chứng bệnh.

Những thuốc kháng histamin có thể dùng cho phụ nữ mang thai là: Tripelennamine, chlorpheniramine, loratadine… Tuy nhiên để biết rõ viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì, chị em cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc

Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng corticoid dù thuốc này rất hiệu quả với viêm mũi dị ứng. Bởi vì thuốc có thể tiết vào sữa gây hại cho thai nhi hoặc trẻ đang bú. Corticoid dạng xịt an toàn hơn, vẫn có thể dùng khi mang thai nhưng cần rất thận trọng.

Phụ nữ cũng không nên lạm dụng thuốc xịt thông mũi. Dùng thuốc này lâu dài có thể tăng viêm và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.

Nếu phụ nữ có thai muốn chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm kiếm các địa chỉ khám chữa uy tín.

Tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng vì có thể gây dị ứng, thúc đẩy tác dụng phụ hoặc phản ứng thuốc.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng trong quá trình điều trị.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai, chị em có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Tránh xa những dị nguyên để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Không nên để chó mèo trong nhà hoặc ngủ cùng thú cưng.

Vệ sinh xoang mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm hoa quả, rau xanh vào thực đơn.

Tập luyện cơ thể thường xuyên bằng cách đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng để có tâm lý thoải mái, sức khỏe dẻo dai và nâng cao sức đề kháng.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là vùng cổ, ngực, mũi.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời giúp tránh khói bụi bẩn và dị nguyên.

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được dập tắt sau khi mẹ bầu cách lý với dị nguyên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người bệnh cần được hỗ trợ y tế để tránh những nguy cơ về sức khỏe cho thai nhi và chính mình.

08 Điều Chị Em Phụ Nữ Cần Lưu Ý Khi Mang Thai Lần Đầu

Mang thai lần đầu khiến nhiều mẹ vô cùng bở ngỡ và băn khoăn

Thực tế thì có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo giả làm cho nhiều chị em hiểu lầm rằng mình đã mang thai. Ngược lại có nhiều chị em thì khi mang thai nhưng vẫn không biết được rằng mình đã có trong người sinh linh bé nhỏ. Bí quyết dành cho mẹ đó chính là dùng que thử thai được mua trong các hiệu thuốc. Ngoài ra thì mẹ cũng có thể nhận biết dấu hiệu như là buồn nôn, đau lưng, ngực căng tức và quan trọng nhất đó là chậm kinh.

Mẹ biết không ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai thì có có những loại vắc xin phù hợp. Việc tiêm ngừa vắc xin sẽ giúp cho các mẹ có thể ngăn ngừa được tình trạng ốm hay lây bệnh sang bé.

Hiện tượng bong huyết có thể xảy ra trong suốt thai kì

Có rất nhiều mẹ thấy xuất hiện dấu hiệu bong huyết ở giai đoạn đầu của thai kỳ nên rất lo lắng và bất an. Tuy nhiên mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây chính là tình trạng xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến đến tử cung nơi phôi thai hình thành. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt và bong huyết dựa vào màu sắc. Nếu như mang thai thì máu sẽ có màu nâu nâu hoặc hồng hồng, còn máu kinh nguyệt thì sẽ có màu đỏ.

Tăng cân như thế nào là tốt nhất chính là điều mà rất nhiều mẹ lo lắng trong quá trình mang thai của mình. Và thực tế thì việc tăng cân bao nhiêu còn phụ thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai. Nguyên tắc cơ bản dành cho các mẹ đó chính là ăn đúng bữa, ăn đủ dinh dưỡng và không nên có suy nghĩ là ăn cho hai người và phải ăn thật nhiều thì mới khỏe.

Mẹ cần có chế độ ăn uống và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó cần phải tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất gây nghiện. Bởi vì đây chính là những chất sẽ khiến gây nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thời kì mang thai

Nhiều mẹ nghĩ rằng khi mang thai cần kiêng tuyệt đối việc tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, mẹ cần phải có kế hoạch tập luyện thể thao phù hợp. Hãy tìm hiểu và tư vấn để có bài tập nhẹ nhàng vì đây chính là bí quyết giúp cơ thể mẹ dẻo dai hơn trong việc sinh con sau này.

Nếu mẹ có kế hoạch đi du lịch khi mang thai thì hãy kiêng 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kì. Và cũng có một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần nên mẹ cần lưu ý. Bên cạnh đó nếu như đi du lịch thì mẹ cũng cần lưu ý chuẩn bị thật tốt mọi thứ cho chuyến đi. Đặc biệt với những mẹ có tiền sử sẩy thai, mang đa thai hoặc bị cao huyết áp thì không nên đi du lịch.

Càng đến ngày dự kiến sinh thì chắc chắn rằng những cơn đau chuyển dạ sẽ ập đến nhiều hơn. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết.

Mẹ cần có nhiều thông tin hữu ích để đón bé yêu chào đời

Mang Thai Ngoài 40 Tuổi : 4 Điều Cơ Bản Nhất Bạn Cần Biết

by Nguyễn Phương262 Views

1. Cơ hội mang thai ở tuổi 40.

Nhìn chung, cơ hội mang thai có xu hướng giảm dần theo độ tuổi và nó cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người nữa.

Trong những năm đầu 40, cơ hội thụ thai thành công là khoảng 20%, nhưng đến giữa năm 40 tuổi, cơ hội chỉ còn khoảng 15% và tỉ lệ này sẽ tiếp tục giảm.

Nguyên nhân tỉ lệ thụ thai giảm đó là do số lượng trứng chín rụng giảm dần.

Số lượng không chỉ giảm dần mà chất lượng trứng cũng suy giảm. Từ sau 40 tuổi, hầu hết số trứng chín rụng không hoàn toàn khỏe mạnh và có nhiều bất thường ở nhiễm sắc thể.

Những bất thường này trong trứng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, các hormone cần thiết cho việc mang thai cũng giảm đáng kể sau 40 tuổi.

Đó là những lý do phụ nữ mang thai muộn thường có nhiều biến chứng và gặp nhiều nguy hiểm hơn.

2. Ưu điểm khi mang thai ngoài 40 tuổi.

Mặc dù mang thai ngoài 40 tuổi có rất nhiều hạn chế và khó khăn song không phải là không có ưu điểm. Chẳng hạn như :

Đây là một trong những lợi thế tuyệt vời nhất khi mang thai ngoài 40 tuổi. Nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Ở tuổi 40, gần như bạn đã có một công việc ổn định, kinh tế-tài chính vững chắc,…tất cả đều sẽ giúp hỗ trợ bạn chăm sóc em bé.

Sống nhiều năm rồi bạn sẽ trưởng thành, chín chắn hơn về mặt nhận thức, vì thế bạn sẽ có nhiều quyết định khôn ngoan hơn.

Bạn cũng sẽ có khả năng đưa ra các phương pháp nuôi dạy, giáo dục con thông minh hơn.

Không chỉ công việc mà nhà cửa và các mối quan hệ của bạn cũng tương đối ổn định.

Bạn trải qua nhiều năm với bạn đời, các bạn hiểu rõ nhau hơn, mối liên kết sẽ khá mạnh – điều này là nền tảng vững chắc cho mọi gia đình,

Những cặp cha mẹ trẻ thường hay cãi nhau, là do tình trạng kế không ổn định, mối gắn kết chưa đủ lâu dài. Kết quả là ly dị, vì thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cái.

3. Nhược điểm khi mang thai ngoài 40 tuổi.

Mang thai chưa bao giờ là việc dễ dàng; mang thai ngoài 40 tuổi còn khó khăn và có nhiều rủi ro hơn.

Khi mang thai ngoài 40 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn như : tiểu đường, tiền sản giật, bong nhau thai, huyết áp cao,…

Những biến chứng khi mang thai sẽ gia tăng theo độ tuổi, ví dụ như : sinh non, thai nằm ngược, sinh mổ lấy thai, sẩy thai,…

Do trứng có nhiều khả năng bị bất thường ở nhiễm sắc thể, vì thế thai nhi dễ bị sinh sớm, trọng lượng sinh thấp và mắc các dị tật bẩm sinh.

4. Cách để mang thai khi ở tuổi 40.

Cơ hội mang thai ở tuổi 40 là thấp nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ thành công với những cách sau đây.

4.1. Nhận sự tư vấn từ các bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm.

Các bác sĩ có kinh nghiệm chắc chắn sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn mang thai và mang thai an toàn ở tuổi 40.

Họ cũng sẽ thực hiện một số bài kiểm tra về sức khỏe tổng quát và đặc biệt là khả năng sinh sản.

Hãy hỏi bác sĩ làm sao để nâng cao cơ hội thụ thai tự nhiên, nên ăn uống thế nào, nên uống thuốc gì và cần tránh những gì.

Hãy chích ngừa, tiêm phòng một số bệnh cần thiết như Rubella, thủy đậu.

4.2. Giải quyết các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và tập thể thao.

Nếu bạn mắc các bệnh nào đó, bạn cần điều trị trước khi mang thai.

Lưu ý, các bệnh lây qua đường tình dục và các bệnh viêm phụ khoa khác làm giảm cơ hội thụ thai vì thế nếu có dấu hiệu, triệu chứng thì phải liên hệ với bác sĩ sớm.

Nếu bạn đang phải dùng thuốc để điều trị bệnh mãn tính, bạn cần phải được kiểm tra, xét nghiệm máu trước khi cố gắng thụ thai.

4.3. Thực hiện lối sống lành mạnh.

Tránh xa thuốc lá và rượu.

Thực hiện các bài tập để làm giảm căng thẳng, ví dụ như yoga, xe đạp, bơi lội,…

Luôn ngủ đủ giấc và ngủ sớm. Nó sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giảm căng thẳng và tăng cường hoạt động của các bộ phận.

Ăn những món ăn bổ dưỡng và cân bằng dinh dưỡng. Tăng cường các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu folate như rau lá đậm, đậu và trái cây có múi.

Uống nhiều nước và đều đặn mỗi ngày.

Luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và lựa chọn những ngày tốt để thụ thai.

Tránh những hoạt động thể lực vất vả, tránh làm việc quá sức.

Thực hiện quan hệ tình dục ở các vị trí khác nhau sẽ nâng cao cơ hội mang thai.

Luôn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục.

4.4. Áp dụng một số phương pháp điều trị sinh sản.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị sinh sản phù hợp với bản thân. Ví dụ như :

Uống thuốc clomiphene hoặc clomiphene citrate để tăng tỷ lệ rụng trứng.

Tiêm hormone Gonadotropin (hCG) để tăng tỷ lệ sinh.

Nhận trứng hiến tặng, sau đó cấy ghép vào cơ thể hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Phẫu thuật nếu một bộ phận hoặc cơ quan nào đó có vấn đề.

Lựa chọn phương pháp mang thai hộ nếu bạn không thể có con.

4.5 Duy trì cân nặng ổn định.

Béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra vô sinh và các biến chứng thai kỳ. Vì thế cần phải giảm cân để đạt được mức BMI ổn định.

Tránh nhịn ăn, bởi vì sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ cản trở sự tiết hormone nội tiết.

Tránh bổ sung hormone để giảm cân bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tiết hormone kích thích nang trứng, từ đó làm giảm tỷ lệ sinh.

Thực hiện một số bài tập yoga, vừa hỗ trợ giảm cân, vừa nâng cao tinh thần, giảm stress và tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản hơn.

4.6. Sử dụng một số số thảo dược.

Có nhiều loại thực phẩm và thảo dược tự nhiên có tác dụng tăng lượng máu đến cơ quan sinh sản, ổn định sự tiết hormone sinh sản, duy trì sự cân bằng pH trong hệ thống sinh dục nữ. Ví dụ như :

Mặc dù có nhiều khó khăn khi mang thai ngoài 40 tuổi nhưng không có nghĩa là không thể. Rất nhiều bà mẹ đã mang bầu và có được đứa con hoàn toàn khỏe mạnh như mong muốn. Hi vọng rằng, qua những thông tin trên, bạn sẽ có được quyết định khôn ngoan nhất trong vấn đề này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Điều Cơ Bản Chị Em Phụ Nữ Nên Biết Rõ Khi Mang Thai Hộ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!