Cập nhật nội dung chi tiết về 4 Mẹo Bỏ Túi Giúp Trị Ho Đờm Cho Bà Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để trị ho đờm cho bà bầu thì súc miệng bằng nước muối là một cách tốt để giảm viêm và nhiễm trùng đường họng, hạn chế cơn ho. Tuy nhiên bạn không nên tự pha nước muối, hay ngậm muối hạt trong miệng. Đó có thể là một quan niệm sai lầm vì nước muối tự pha có độ PH không phù hợp sẽ dễ gây tổn thương các tế bào vùng khoang miệng. Đối với bà bầu cần giảm viêm nhiễm tối đa và các loại bệnh tật có thể xâm nhập vào cơ thể vì vậy tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý loãng có độ PH phù hợp ở quầy thuốc để súc miệng nhẹ nhàng vào sáng và tối, cũng không nên xúc miệng quá nhiều lần.
2. Trị ho đờm cho bà bầu bằng các phương pháp thiên nhiên
Ở những người khỏe mạnh bình thường, khi bị ho có đờm việc dùng thuốc Tây y để chữa trị là điều hết sức bình thường và cho tác dụng mau chóng. Tuy nhiên đối với một phụ nữ mang thai thì điều này lại không hề đơn giản như vậy. Bạn phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc là điều đương nhiên. Bạn ho mà không dám hắng dặn hay khạc đờm vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Có những bà mẹ bị ho đến nỗi nước tiểu bị són ra do cơn ho tạo áp lực lên bàng quang. Vì vậy lúc này các bài thuốc dân gian chữa ho thường được ưu tiên sử dụng hơn.
Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, bạn pha 1 cốc nước ấm cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 lát chanh để uống chữa trị ho, tiêu đờm. Mật ong giúp làm mềm và làm dịu màng nhầy. Nó có thể rất hữu ích ngay trước khi đi ngủ nếu ho đang làm cho bạn khó ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có hiệu quả như thuốc chống ho dextromethorphan, một thành phần thường được sử dụng trong nhiều loại thuốc giảm đau không cần kê toa.
3. Đừng quên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Điều quan trọng trong thời kỳ mang thai là chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giúp bé khỏe mạnh và tăng đề kháng đối chọi với những cơn ho có đờm kéo dài.
Ăn nhiều trái cây hơn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ từ trái cây, có thể giúp giảm ho mãn tính và các triệu chứng hô hấp khác.Trái cây như táo và lê cũng chứa flavonoid, có thể giúp cải thiện chức năng phổi tổng thể. Nhưng nếu bạn quan tâm đến các triệu chứng của bạn hoặc họ trở nên trầm trọng hơn, hãy khám bác sĩ ngay.
Tăng lượng Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại cảm lạnh hoặc ho. Trái cây cam quýt, như cam, bưởi và quýt, là nguồn cung cấp vitamin C. Các loại thực phẩm khác bao gồm dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ, ớt chuông, rau bina và xoài.
Bổ sung thêm Kẽm cho cơ thể: Kẽm là một chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch khác và hầu hết các chế độ ăn uống đều thiếu. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt heo, thịt bò, trứng, sữa chua, bột yến mạch và mầm lúa mì.
Kiêng đồ lạnh hải sản: Đối với các bà bầu điều khổ sở nhất là phải kiêng kị nhiều thứ đặc biệt là trong chế độ ăn. Nhất là một khi đã bị ho và có nhiều đờm đặc thì tuyệt đối đừng đụng đến những đồ lạnh hay hải sản tanh mùi, có vỏ.
4. Bà bầu nên lưu ý bổ sung nước đầy đủ
Hãy uống nhiều nước hơn. Ho làm cho bạn mất nước do sự gia tăng nhịp thở và nếu bạn bị sốt bạn sẽ mất nước nhiều hơn. Cố gắng bổ sung thêm nước ấm,trà nóng hoặc ăn cácc loại súp lỏng. Điều này sẽ làm cho cổ họng khỏi bị kích thích, giảm tiết đờm và bạn sẽ cảm thấy ổn hơn. Một điều quan trọng nữa là để trị ho đờm cho bà bầu hiệu quả đó là các mẹ cần phải loại bỏ hoàn toàn các đồ uống kích thích như nước có ga, bia, rượu ra khỏi thực đơn.
Mẹo Hay Cho Bà Bầu Bị Ho Có Đờm
Bà bầu bị ho có đờm là một trong những vấn đề sức khỏe thường xảy ra do sức đề kháng bị giảm đi trong thời gian mang thai. Ho có đờm trong thời gian mang thai có nguy hiểm không và làm thế nào để thoát khỏi cảm giác khó chịu nơi cuống họng?
Cảm lạnh, viêm xoang… là những vấn đề sức khỏe hết sức bình thường trong giai đoạn mang thai và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bà bầu bị ho có đờm. Tuy đờm gây khó chịu cho mẹ nhưng chức năng ban đầu của những chất nhầy ở vùng mũi họng chính là làm sạch các khu vực này và giữ cho các loại bụi bẩn, vi sinh vật không xâm nhập vào vùng mũi, họng. Chỉ khi bà bầu bị ho có đờm với màu sắc như vàng, xanh thì mới đáng lo ngại.
Nguyên nhân bà bầu bị ho có đờm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm. Chính bản thân việc mang thai đã làm sức khỏe của mẹ giảm sút phần nào, cơ thể trở nên yếu ớt và dễ mắc các bệnh vặt. Bên cạnh đó, những vân đề sức khỏe thông thường như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang… vẫn xảy ra trong giai đoạn này cũng gây ra biểu hiện ho có đờm.
-Thay đổi hormone: Lượng estrogen trong thời gian mang thai kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, làm cho chất nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng, kể cả ở dịch âm đạo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đờm nhiều khi mang thai. Đờm tích tụ ở cổ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.
-Cảm lạnh hoặc cúm: Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.
-Dị ứng: Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, một loạt triệu chứng sẽ cùng xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa da và ho có đờm sẽ cùng xuất hiện một lúc.
-Do thực phẩm: Một số thực phẩm mà mẹ bầu ăn, chẳng hạn như sữa, phô mai… làm tăng sản xuất chất nhầy, dễ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.
-Các bệnh ở hệ hô hấp, mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi thường gây ra tình trạng ho có đờm.
Bà bầu bị ho có đờm còn có thể là biểu hiện của các bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà…
Chữa ho có đờm có cần phải dùng thuốc?
Không phải trong trường hợp nào bà bầu bị ho có đờm cũng cần phải dùng thuốc. Một số lựa chọn để giảm ho và tiêu đờm từ các thành phần tự nhiên thường rất hiệu quả trong trường hợp ho không phải là biểu hiện của một bệnh mãn tính hoặc bệnh do nhiễm trùng.
Khi bị ho có đờm, mẹ bầu có thể thử những mẹo sau:
-Uống nhiều nước: Cách này có tác dụng làm loãng đờm, giúp mẹ đỡ khó chịu. Không nhất thiết phải chọn nước lọc mà nước trái cây, nước hầm canh cũng đều tốt cho mẹ. Đặc biệt, nhiều mẹ uống nước hầm gà, hầm rau củ để vừa giảm đờm, vừa tăng sức khỏe.
-Sử dụng mật ong: Mật ong có tính sát trùng nhẹ, vốn là một vị thuốc an toàn và tự nhiên cho những trường hợp bị ho, viêm họng… Bà bầu bị ho có đờm có thể sử dụng nước chanh pha mật ong hoặc nước mật ong ấm để ngậm. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.
-Dầu khuynh diệp cũng là giải pháp tuyệt vời: Nếu mẹ không muốn ăn hay uống các món kể trên thì có thể sử dụng dầu khuynh diệp để nhỏ vào nước tắm. Chỉ cần ngâm mình trong nước ấm có pha dầu khuynh diệp và hít thở sâu, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ cũng có thể dùng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân và đeo vớ để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là một mẹo hiệu quả để giảm tình trạng ho có đờm.
-Nước nghệ ấm an toàn và sạch khuẩn: Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng và nhấm từ từ. Mẹ có thể pha thêm chút muối sạch.
-Tỏi chưng mật ong/ tỏi ngâm mật ong: Cả tỏi và mật ong đều sát trùng tốt và sự kết hợp này mang đến một phương thuốc an toàn, hiệu quả cho các bà bầu bị ho có đờm. Mẹ có thể hòa nước tỏi mật ong trong nước ấm để uống thay vì dùng dạng đặc.
-Tắc chưng đường phèn: Mẹ dùng khoảng 4-5 quả tắc cho vào chén sạch, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường phèn và chưng cách thủy. Dùng nước tắc chưng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho có đờm.
Những cách trị ho có đờm kể trên khá hiệu quả trong trường hợp mẹ bầu bị ho ở mức độ nhẹ và vừa. Trong trường hợp bà bầu bị ho có đờm kéo dài, ho dữ dội và kèm theo các cảm giác khó chịu khác, cần đi khám bệnh để biết chính xác nguyên nhân và cách chữa trị. Tình trạng ho dữ dội trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể là nguyên nhân gây sảy thai nếu phôi hoặc thai nhi chưa phát triển ổn định.
Theo MarryBaby
4 Mẹo Chữa Ho Cho Bà Bầu
2. Bột nghệ
Nửa thìa bột nghệ, pha trong nửa cốc nước ấm, thêm chút muối trắng, khuấy đều và uống.
4 mẹo chữa ho cho bà bầu – hết bệnh cho mẹ, an toàn cho bé
Bột nghệ và muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sưng nên giảm ho hiệu quả. Nếu cảm thấy khó uống, mẹ bầu có thể pha nửa thìa bột nghệ vào sữa, uống sáng và tối để chống viêm họng và trị ho.
3. Lá tía tô
Cháo tía tô nóng có tác dụng giải cảm, thông họng, diệt vi khuẩn vùng họng. Ngoài ra, còn có mẹo chữa ho cho bà bầu từ nước ép lá tía tô tươi.
Mẹo chữa ho cho bà bầu không cần sử dụng thuốc
Một nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, thêm chút muối tinh, uống ngày hai lần sẽ tan đờm, giảm ho, ấm phổi, trị dứt điểm chứng ho do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng.
4. Chanh ngâm mật ong
Bài thuốc trị ho gia truyền mà hầu như ai cũng thông thuộc là chanh ngâm mật ong.
Ngậm một lát chanh ngâm hoặc chút hỗn hợp này trong cổ họng thì cơn ho lập tức dịu đi, cổ họng bớt sưng viêm và tốt cho phổi, bảo vệ hệ hô hấp.
Viêm họng là căn bệnh mà khá nhiều thai phụ mắc phải, nhất là trong 3 tháng đầu thai kì.
Họng sưng đau, ho liên tục, ho khan, ho có đờm không chỉ khiến thai phụ khó chịu mà còn hạn chế khả năng ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Uống thuốc Tây không phải là phương pháp tốt nhất do thuốc có khá nhiều tác dụng phụ. Hãy áp dụng những mẹo chữa ho cho bà bầu bằng những nguyên liệu tự nhiên, sẽ lành tính hơn. Ngoài những cách này bạn đọc có thể áp dụng một số mẹo chữa ho bằng tỏi thông qua link bài Mẹo chữa ho bằng tỏi mà chúng tôi đã thực hiện.
Trần Hồng (tổng hợp)
Bà Bầu Bị Chua Miệng Nên “Bỏ Túi” Những Mẹo Sau
Nguyên nhân bà bầu bị chua miệng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cảm giác chua miệng khi mang thai, bao gồm thực phẩm, axít trong dạ dày hoặc nhiễm trùng.
Thực phẩm gây chua miệng
Những thực phẩm chứa axít rất dễ gây chua miệng khi mang thai. Dấm, chanh, cam quýt, các loại dưa chua, một số loại thịt tẩm gia vị có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chua miệng. Một số thực phẩm được chế biến sẵn với các gia vị giúp tăng thêm vị chua cũng gây ra tình trạng này. Khi vị chua xâm nhập vào khoang miệng, chúng thường được mau chóng đẩy lui nhờ vào nước bọt và hoạt động của hệ thần kinh và các gai vị giác. Tuy nhiên, ở một số người bị khô miệng, cảm giác này có thể kéo dài hơn. Các thay đổi ở các mẹ mới mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng góp phần kéo dài cảm giác chua miệng.
Axít trong dạ dày
Khi mang thai, sự thay đổi mức hormone trong cơ thể các cơ ruột sẽ được thả lỏng, axit từ dạ dày dễ trào ngược ra ngoài gây ra tình trạng bà bầu bị ợ nóng và đồng thời khiến mẹ dễ bị chua miệng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng chua miệng khi mang thai. Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến tình trạng nôn nghén ở các mẹ bầu tồi tệ hơn.
Chua miệng do nhiễm trùng
Một số trường hợp nhiễm trùng ở khoang mũi, miệng, thực quản hay đường thở có thể gây cảm giác chua miệng khi mang thai. Trong các tế bào miễn dịch có chứa một loại enzyme tên là lysosyme, giúp tiêu diệt những vi sinh vật xâm nhập, kết hợp với các ezyme được giải phóng từ các vi sinh vật và độc tố được giải phóng từ các bào tử tí hon bị phân rã trong khoang miệng có thể tạo ra vị chua khó chịu.
Mang thai bị chua miệng, mẹ nên làm gì?
Nhâm nhi các món ngọt
Vị ngọt từ kẹo hay các loại ô mai, mứt… sẽ giúp mẹ giảm bớt vị chua trong miệng. Tuy nhiên, với nhiều mẹ thì đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì khi không ngậm một món ăn vặt trong miệng, vị chua lại xuất hiện trở lại. Đồng thời, khi chọn lựa các thức ăn vặt cho mẹ bầu có vị ngọt, mẹ cũng nên lưu ý tránh các thực phẩm chứa quá nhiều đường và các hương liệu nhân tạo.
Sử dụng bánh quy nhạt
Các loại bánh quy giòn được xem là “cứu tinh” giúp các mẹ giảm nghén khi mang thai. Đồng thời, bánh quy nhạt (loại ít muối, đường) cũng giúp khắc phục cảm giác chua miệng ở các mẹ bầu.
Không nên đi nằm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng không nên nằm xuống vì tư thế này sẽ kích thích hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, gây tăng vị chua trong miệng.
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
Khi mang thai bị chua miệng, mẹ bầu nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng và vệ sinh lưỡi. Tình trạng chua miệng thường xuất hiện sau khi ăn, do đó các mẹ nên đánh răng và súc miệng kỹ để loại bỏ các vụn thức ăn thừa kích thích vi khuẩn gây vị chua trong miệng, đồng thời đem lại cảm giác sạch, mát.
Tình trạng chua miệng khi mang thai không nguy hiểm nhưng dễ làm mẹ bầu ăn uống kém, gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng trong thai kỳ. Đa phần các mẹ sẽ thoát khỏi cảm giác chua miệng một cách tự nhiên khi cơ thể đã thích ứng với việc mang thai sau tam cá nguyệt đầu tiên. Trong trường hợp bà bầu bị chua miệng kéo dài, sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ sẽ rất cần thiết để mẹ mau chóng loại bỏ cảm giác khó chịu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 4 Mẹo Bỏ Túi Giúp Trị Ho Đờm Cho Bà Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!