Cập nhật nội dung chi tiết về 4 Điều Chưa Biết Về Thai Nhi 5 Tuần Tuổi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với thai nhi 5 tuần tuổi cơ thể đã có biến đổi rõ rệt, các mẹ nên nắm rõ những biến đổi này của con để có thể hiểu rõ chu trình thai kỳ và có phương pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp con phát triển cả về thể chất và trí não. Bởi làm cha mẹ ai cũng đều mong muốn con bình an ra đời, lớn lên khỏe mạnh và thông minh.
1. Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi trong bụng mẹ.
Khi mang thai được 5 tuần, kích thước của phôi thai đã dài khoảng 6mm(l), trọng lượng tương đương hạt táo. Hệ thần kinh và hệ tuần hoàn thời kỳ này bắt đầu phân hóa. Các cơ quan khác cũng bắt đầu phát triển.
Cơ quan chủ yếu của phôi thai do tầng phôi hình thành. Túi phôi sau khi bước vào tuần thứ 5 hình thành mầm phôi ba lá: ngoài, trong và giữa. Lá phôi ngoài cùng hình thành hệ thần kinh, thủy tinh thể, màng tai trong, tầng biểu bì, lông tóc và móng… Lá phôi giữa phân thành cơ thịt, xương, mô liên kết hệ tuần hoàn, hệ bài tiết; Lá phôi trong phân hóa thành hệ tiêu hóa, tổ chức thượng bì của hệ hô hấp, tuyến thể, bàng quang, niệu đạo và tiền đình… Do đó, cơ quan chủ yếu của phôi thai dần dần xuất hiện và phát triển.
Khi mang thai được 4-5 tuần, hệ thần kinh, tim mạch, huyết quản cùa phôi thai mẫn cảm nhất, dễ bị tổn thương nhất, nên dễ gây ra dị tật bẳm sinh. Đa số trẻ em bị dị tật bẩm sinh đều xảy ra ở thời kỳ này, vì thế thai phụ cần đặc biệt chú ý: không nên tiếp xúc với tia X quang hoặc các tia phóng xạ khác, không vận động mạnh, tránh bị cảm cúm, cảm lạnh, tránh uống thuốc, bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng.
Tóm tắt những thay đổi của thai nhi 5 tuần tuổi:
Xương của thai nhi đang bắt đầu hình thành, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Đôi môi thì còn chưa biết sẽ thừa hưởng đường nét từ ai chứ cái mũi kia thì đích thị là của gia đình mình rồi! Bạn sẽ thấy rất thích thú vì những điều này. Và còn gì nữa đây, đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thứ 5 này, cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.
Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
Các quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.
2. Những biến đổi ở cơ thể mẹ khi bé 5 tuần tuổi
Cơ thể mẹ mang thai 5 tuần.
Thế giới bên ngoài dường như vẫn chưa nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào của những phát triển và thay đổi đáng kinh ngạc đang diễn ra ở bên trong cơ thể bạn – trừ việc là bạn từ chối uống rượu vào các bữa tối có thể là như vậy. Điều quan trọng là phải tránh uống rượu trong suốt thời kỳ mang thai bởi vì không ai biết chính xác rằng một lượng rượu nhiều hay ít như thế nào có thể làm hại đến em bé đang phát triển của bạn.
Bạn cũng muốn tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục. Việc tập thể dục giúp cho bạn nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai mà bạn sẽ cần để có thể đối phó với cân nặng mà bạn tăng lên sắp tới, điều này cũng giúp ngăn ngừa những dấu hiệu bị đau nhức trong quá trình mang thai và rất nhiều phụ nữ đã phát hiện ra rằng đây là một biện pháp giảm stress rất hiệu quả. Tập thể dục cũng giúp bạn sẵn sàng về mặt thể chất cho kỳ sinh nở.
Cuối cùng bạn cũng dễ lấy lại vóc dáng sau sinh nếu bạn tiếp tục quá trình tập thể dục trong quá trình mang thai. Hãy chọn những hoạt động đơn giản, an toàn mà bạn thích, đi bộ và bơi là các phương án tốt cho các phụ nữ đang mang bầu.
3. Lưu ý giúp mẹ bầu và bé 5 tuần tuổi khỏe mạnh
Những tháng đầu tiên trong chu kỳ mang thai là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của em bé. Hãy thực hiện vài bước quan trọng tại thời điểm này để có thể giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của em bé và của bạn .
Thực hiện chăm sóc trong quá trình mang bầu khám thai và duy trì lịch khám thai.
Việc chăm sóc tốt trong khi mang bầu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn cũng như của em bé. Vào lần khám thai đầu tiên thường là khi bạn mang thai được khoảng 8 tuần thì bạn sẽ được kiểm tra một số vấn đề về sức khỏe nhất định có thể dẫn đến những vấn đề cần lo lắng sau này. Nếu bạn vẫn chưa chọn được một bác sĩ chăm sóc sức khỏe hoặc là chưa lên lịch đi khám thai thì hãy đặt việc này là ưu tiên hàng đầu của bạn bây giờ.
Uồng vitamin dành cho bà bầu. Hầu hết các viên uống vitamin cho bà bầu đều chứa nhiều axit folic, sắt và canxi hơn là những loại đa vitamin thông thường, phụ nữ mang bầu cần nhiều loại chất này hơn (nhưng cũng đừng uống quá nhiều vitamin nhiều không có nghĩa là tốt hơn, trong một số trường hợp thì nhiều hơn còn đồng nghĩa với nguy hiểm hơn).
Một điều cũng rất quan trong là phải uống đủ axit folic trong khi bạn đang muốn mang bầu và trong suốt 3 tháng đầu tiên bởi vì việc này sẽ giúp giảm đáng kể các nguy cơ như di tật ống thần kinh hay còn gọi là đứt ống thần kinh bẩm sinh .
Lưu ý giúp bà bầu khỏe mạnh.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc sức khỏe về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng rất nhiều các loại thuốc thậm chí là các loại thuốc không cần kê đơn của bác sĩ cũng không an toàn trong quá trình mang bầu. Nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc nào để chữa trị các bệnh mãn tính thì không nhất thiết phải dừng ngay lại nhưng phải gọi điện cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức để rà soát danh sách các loại thuốc này để xem cái nào an toàn và cái nào không an toàn hãy nêu lên mọi loại thuốc đừng bỏ qua bất cứ loại thuốc nào thậm chí là những thực phẩm chức năng hoặc là thảo dược.
Bỏ thuốc: hút thuốc làm tăng các nguy cơ cho rất nhiều các vấn đề bao gồm cả sẩy thai vấn đề về nhau thai và đẻ non. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó làm chậm sự phát triển của phôi thai và làm tăng ngay cơ phôi thai chết và tử vong của trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu cũng đã liên hệ giữa sự hút thuốc với nguy cơ hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh, không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc cả. Mỗi điếu thuốc mà bạn không châm lên sẽ cho em bé của bạn một cơ hội tốt hơn để sinh ra và phát triển khỏe mạnh.
Bà bầu nên bỏ rượu.
Hãy đảm bảo rằng nhà và nơi làm việc của bạn đều an toàn một số công việc hoặc sở thích có thể gây hại tới bạn và em bé đang phát triển của bạn. Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học, kim loại nặng như chì hoặc thủy ngân với các tác nhân sinh học nhất định hoặc là phóng xạ thì bạn cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
Hãy ghi nhớ rằng một số các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì ở trong nước uống chảy ra từ các loại ống vòi cũ cũng có thể gây hại. Hãy nói chuyện với bác sĩ và nữ hộ sinh về các hoạt động theo chu kỳ hàng ngày của bạn để bạn có thể đưa ra những quy tắc tốt nhất để tránh hoặc giảm các nguy cơ ở nhà cũng như nơi làm việc.
XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
4. Các món ăn tốt cho mẹ bầu mang thai 5 tuần
Những món ăn tốt cho bà bầu 5 tuần.
Những loại thực phẩm này không chỉ bổ dưỡng mà còn có chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường – GI (glycaemic index) thấp; giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và do đó khiến mẹ cảm thấy no lâu hơn.
Điều này sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu của mẹ luôn được duy trì ở mức ổn định và có thể chống chọi lại với các triệu chứng thai nghén hiệu quả hơn.
Những triệu chứng này thường khiến các mẹ khổ sở, nuốt khó trôi. Vậy nên hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý cho bà bầu ngay hôm nay để chuẩn bị cho “cuộc chiến đấu” mang tên 9 tháng thai kỳ.
XEM THÊM: Điểm danh 20 loại trái cây tốt cho bà bầu
Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám
Yến mạch
Bánh mì đen và các loại bánh làm từ bột gạo
Các món điểm tâm ít đường
Các loại hạt hoặc trái cây sấy khô (không thêm đường hoặc muối)
Các thanh ngũ cốc (cereal bars) ít đường và ít béo
Hỗn hợp các loạt hạt hướng dương, bí ngô và hạt vừng (mè)
Các loại rau củ và trái cây có nhiều chất xơ như: lê, táo, quả sung (quả vả), mận, cam quít,đào, bông cải xanh, măng tây, bí đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu que.
Các loại đậu: đậu lăng, đậu gà (đậu răng ngựa), đậu trắng, đậu ngự, đậu tằm
Gạo nguyên cám, gạo lức, lúa mì và hạt quinoa
Các loại dâu: dâu tây, việt quất, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen
Thịt nạc và phi lê cá
Các loại cá béo (chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần)
Các loại sữa chua lợi khuẩn và ít béo
Trứng (chỉ ăn trứng đã chín kỹ)
Rau chân vịt và các loại xà lách
Những thực phẩm mẹ cần hạn chế
Bà bầu không nên ăn gì khi mang thai 5 tuần?
Viên uống vitamin A. Trừ khi mẹ được bác sĩ chỉ định uống vitamin A trong khi mang thai, còn ngoài ra tốt nhất mẹ bầu không nên tự ý uống thêm vitamin này hay các viên uống chiết xuất từ gan cá tuyết (loại này cũng có chứa vitamin A). Uống qúa nhiều vitamin A trong khi mang thai có thể gây rối loạn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Gan động vật và các chế phẩm làm từ gan (như pate chẳng hạn). Gan có chứa rất nhiều retinol – một dạng vitamin A ở động vật, và do đó mẹ bầu cũng không nên sử dụng.
Thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Tất cả những thứ này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và đôi mắt của bào thai.
Các loại pho mát blue-veined và mould-ripened mềm (Như Brie hay Camembert). Trong các loại pho mát này thường chứa vi khuẩn listeria, được cho là có khả năng gây hư thai hoặc sảy thai.
Caffeine. Nghiên cứu khoa học cho thấy hấp thu quá nhiều caffeine trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ xảy thai hoặc thai nhi bị thiếu cân. Do đó để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu hãy chuyển sang các loại thức uống không chứa caffeine hoặc cắt giảm trà hoặc café trong vòng ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ.
Rượu bia, đồ uống có cồn. Những phụ nữ đang mang thai rõ ràng là không nên uống rượu bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Mặc dù một số tài liệu cho rằng các mẹ bầu vẫn có thể uống từ 25-50 ml các loại thức uống này từ 1-2 lần/ tuần.
Bất Ngờ Lớn Về Sự Phát Triển Của Thai Nhi 33 Tuần Tuổi, Có Thể Mẹ Chưa Biết!
Thai nhi 33 tuần đạp như thế nào ?
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bé yêu dành rất nhiều thời gian để ngủ và hoàn thiện các chức năng của não bộ. Tuy nhiên, ngay cả khi bé ngủ thì bạn vẫn có thể cảm nhận những cử động nhất định của con, nhất là vào ban đêm. Bạn có thể cảm nhận bụng mình như đang có một chú cá nhỏ đang bơi bên trong.
Nguyên nhân khiến thai nhi thường đạp nhiều nhiều vào ban đêm là do đây là khoảng thời gian bé rất nhạy cảm với các giác quan của mình. Do đó, những âm thanh hay tiếng động to hoặc bầu không khí quá yên ắng cũng sẽ kích thích sự tò mò của bé.
Sự phát triển thai nhi 33 tuần tuổi
Từ tuần 33 trở về sau, thai nhi sẽ có một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bé bắt đầu có những phản ứng rõ rệt như đứa trẻ sơ sinh. Có sự nhạy cảm với ánh sáng, bé đã biết nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi thức. Đặc biệt, ở tuần này bé có thể phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm.
Nước ối vẫn đóng vai trò quan trọng đối với bé lúc này, không chỉ giúp nhiệt độ của bé ấm hơn so với nhiệt độ cơ thể mẹ mà còn có tác dụng giữ cho em bé luôn ấm áp cho đến ngày sinh.
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Cơ thể bé hiện đang phát triển hiện thống miễn dịch độc lập, nhờ vào các kháng thể mẹ đã cung cấp thông qua nhau thai.
Xương tiếp tục phát triển để cứng cáp hơn. Tuy vậy, hộp sọ vẫn còn khá mềm mại và những điểm mềm mại trong hộp sọ của bé vẫn duy trì trong vài năm đầu tiên sau khi chào đời.
Lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy để giúp bé tròn trĩnh hơn. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé cũng đang tiếp tục trưởng thành.
Cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi
Theo sự phát triển của thai nhi, bé 33 tuần tuổi có thể đạt cân nặng khoảng 2.1kg và dài khoảng 46cm. Kể từ tuần này, năng lượng bé nhận được sẽ tập trung để phát triển cân nặng, chiều dài của bé sẽ không còn tăng nhiều như trước.
Các chỉ số thai nhi tuần 33 dao động như sau:
Dấu hiệu mang thai 33 tuần
Khi mang thai 33 tuần, cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho những nhu cầu sắp đến của cơn đau bụng đẻ và sinh con. Các tuyến tạo sữa sẽ tăng lên, làm cho ngực mẹ to thêm. Cơ bắp có thể sẽ bị căng sưng do sức nặng của bé đã phát triển gần như đầy đủ.
Các hoạt động của bé như đạp, huých vào bụng mẹ ban đêm có thể khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra, chứng chuột rút ở chân, chứng ợ nóng, bụng căng to cũng là những nguyên nhân khiến bạn ngủ không yên giấc.
Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều các triệu chứng mang thai khác như:
Những cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện nhiều hơn trong tuần này (Nguồn: Internet)
Ở tuần này, tâm trạng của bạn cũng không khác nhiều so với tuần trước, thậm chí đôi lúc bạn còn thiếu kiên nhẫn và mong muốn bé yêu sớm được chào đời.
Ngoài ra, bạn sẽ hơi ủy mị và dễ bị xuống tinh thần. Những mệt mỏi trong người, chân và lưng đau nhức khiến bạn chỉ muốn được nằm cả ngày. Điều này không có gì là quá tệ, với bà bầu 33 tuần thai thì việc nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn là vô cùng cần thiết. Đây là thời điểm bạn bạn cần chăm sóc bản thân thật tốt để cả tâm sinh lý đều trong trạng thái ổn định.
Những điều lưu ý khi mang thai tuần 33
Phụ nữ mang thai 33 tuần thường hay gặp tình trạng sưng phù chân do suy giãn tĩnh mạch. Muốn giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách giảm phù chân khi mang thai.
Nếu bạn muốn uống thuốc ngủ trong tuần mang thai này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Khi thai nhi 33 tuần tuổi nên kiêng gì ?
Hoạt động quá sức sẽ rất nguy hiểm đối với thai phụ và thai trong giai đoạn này. Vì thế, bạn cần hạn chế vận động nặng, mang vác các vật dụng quá cồng kềnh, nặng nề.
Không để bản thân bị stress, căng thẳng trong công việc và gia đình. Nếu bạn vẫn còn đi làm ở tuần này thì cần sắp xếp và kết thúc công việc sớm để tập trung dưỡng thai.
Có thai 33 tuần mẹ nên ăn gì ?
Thời điểm này, bạn nên tăng khẩu phần ăn với nhiều loại trái cây và rau khác nhau để tăng cường chất xơ, chống táo bón.
Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và axit béo omega-3 sẽ rất có lợi cho thai nhi trong giai đoạn này.
Đừng quên uống nhiều nước và bổ sung thêm sắt và vitamin cho cơ thể.
Tuần thứ 33 chính là thời điểm thích hợp để bạn chuẩn bị đồ đạc, vật dùng cần thiết cho lần nhập viện sắp tới. Hãy dành thời gian nghiên cứu thêm về việc chăm sóc trẻ sơ sinh để không phải bị ngỡ nếu như bạn lần đầu làm mẹ.
Thai 12 Tuần Tuổi Biết Trai Hay Gái Chưa?
Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài khoảng 5,3 cm và nặng khoảng 14g. Lúc này, bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và ra dáng của một thai nhi. Tế bào thần kinh cũng như các khớp thần kinh nhanh chóng phát triển ở não thai nhi. Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút.
Nhịp đập của tim thai lúc này khoảng 160 nhịp/ phút và ruột của bé lúc này cũng đã phát triển hoàn thiện, thức ăn sẽ được bé hút qua dây rốn và đi vào khoang ruột. Thận cũng hoạt động và bắt đầu bài tiết nước tiểu.
Thai 12 tuần tuổi biết trai hay gái chưa?
Là bác sĩ chuyên sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết “Khi thai 12 tuần tuổi thì thì bộ phận sinh dục lúc này đang có sự chuyển đổi rệt về cấu tạo, ở bé trai sẽ hình thành phát triển tuyến tiền liệt còn ở bé gái thình hình thành môi âm hộ và buồng trứng.
Như vậy đáp án cho câu hỏi thai 12 tuần tuổi biết trai hay gái chưa? Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể biết được giới tính của thai nhi ở giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ lệ dự đoán chính xác giới tính của thai nhi trong giai đoạn này chỉ khoảng từ 50 – 80%. Do đó, nếu muốn biết được kết quả chính xác hơn thì các mẹ nên đợi đến khi thai nhi được khoảng 17 – 18 tuần tuổi, lúc này sẽ cho kết quả chính xác khoảng từ 85 – 90%.
Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp mẹ đi siêu âm giới tính của con nhưng lại cho kết quả không chính xác hoặc chưa có kết quả. Đây không phải trường hợp hiếm gặp bởi việc siêu âm giới tính thai nhi phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tư thế nằm của thai nhi che bộ phận sinh dục nên khó quan sát, máy móc không hiện đại, bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm,… Cho nên đôi khi khiến kết quả siêu âm có sự sai sót, tuy nhiên mẹ không cần phải quá lo lắng vì mẹ có thể kiểm tra giới tính của thai nhi qua những lần siêu âm tiếp theo. Ví dụ như thai nhi 28 tuần tuổi hay 31 tuần, lúc này thai đã lớn hơn nên việc xác định giới tính của bé cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Phương pháp xác định giới tinh thai nhi
Cũng theo bác sĩ Huế thì hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định giới tính thai khác nhau, trong đó những phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
+ Xét nghiệm ADN: Đây được xem là phương pháp xác định giới tính thai nhi có mức độ chính xác cao (khoảng 99%) và sớm nhất. Bởi phương pháp này có thể thực hiện từ khi thai nhi 10 tuần tuổi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện xét nghiệm máu, sau đó tiến hành phân tích các tế bào của thai nhi có trong máu của mẹ. Nếu trong máu mẹ có chứa nhiễm sắc thể Y thì là bé trai, còn nếu không có thì là bé gái.
+ Siêu âm: Phương pháp này không chỉ giúp mẹ thấy được hình ảnh và biết được giới tính của thai nhi mà còn giúp các bác sĩ đánh giá được sự phát triển của thai nhi và tầm được các dị tật bẩm sinh. Đồng thời, đây cũng là phương pháp phổ biến nhất và được áp dụng trong suốt quá trình mang thai.
+ Chọc ối: Thời điểm thích hợp để thực hiện phương pháp này là khi thai nhi được khoảng từ 15 – 19 tuần tuổi và cho kết quả gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, nó không phổ biến như 2 phương pháp trên vì một số trường hợp chọc ối có thể làm tăng nguy cơ sảy thai (tỷ lệ sẩy thai là khoảng 1%). Vì lý do đó, bác sĩ sẽ không sử dụng phương pháp này chỉ để nhận biết giới tính thai nhi. Thông thường, phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền hoặc nhiễm sắc thể, thông qua đó mẹ sẽ biết được giới tính của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định giới tính của thai nhi bằng các phương pháp dân gian như: Đoán qua nhịp tim, cơn ốm nghén, thói quen ăn uống; xem lông chân,… Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo dân gian nên có thể đúng hoặc sai và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Do đó, để biết được giới tính của thai nhi và sự phát triển của bé thì cách tốt nhất là mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín tiến hành thăm khám bằng các phương pháp vừa kể trên để có kết quả chính xác nhất.
Cập nhật lần cuối: 21.10.2020
Những Điều Mẹ Bầu Chưa Biết Về Trứng Ngỗng.
Trứng là thực phẩm phổ biến trong mỗi gia đình nhưng loại trứng nào nhiều dưỡng chất và ít cholesterol nhất?
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, như giàu betaine và choline rất tốt cho tim mạch. Trứng cũng chứa nhiều vitamin D, giúp ngăn ngừa loãng xương và bệnh còi xương.
Do có hàm lượng protein cao, ăn sáng với trứng có thể giúp giảm ăn trong các bữa kế tiếp, giúp giảm cân. Các loại trứng phổ biến thường được lựa chọn như:
– Trứng gà: Đây là loại trứng phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Trong 100g trứng gà cung cấp 149 kcal, chứa 14,8g protein; 11,6g lipid; 700mcg vitamin A; 55mg canxi; 2,7mg sắt; 1,29mcg vitamin B12; 147mg choline; 425mg cholesterol…
– Trứng ngỗng: 100g trứng ngỗng cung cấp 161kcal, chứa 13g protein; 14,2g lipid; 360mcg vitamin A; 60 mg canxi; 210mg photpho; 3,2mg sắt; 0,15mg vitamin B1; 0,3mg vitamin B2; 0,1mg vitamin PP, 852g cholesterol…
– Trứng vịt: 100g trứng vịt cung cấp 185 kcal, 12,8 g protein; 13,8g lipid; 360mcg vitamin A; 71mg canxi; 146mg natri; 222mg kali; 3,9mg sắt; 185mg choline; 220mg photpho; 263mg choline; 5,4mcg vitaminB12; 884 mg cholesterol…
Như vậy, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng chỉ bằng 1/2 so với trứng gà.
Do đó, phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng sẽ tốt hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai, đặc biệt trên những thai phụ có cholesterol máu cao.
Nhiều người Việt truyền miệng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh, song hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn.
Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.
So với trứng gà, trứng vịt giàu calo hơn, tỉ lệ cholesterol trong trứng vịt cũng cao gấp đôi, do đó những người có tiền sử tim mạch nên hạn chế, tuy nhiên trứng vịt giàu vitamin và khoáng chất hơn hẳn trứng gà, đặt biệt là canxi, sắt, choline, B12… rất tốt cho việc phòng chống bệnh thiếu máu, riêng choline giúp phát triển não bộ ở trẻ.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, với người có sức khoẻ bình thường, việc ăn 1 quả trứng gà/ngày không có vấn đề gì với sức khoẻ.
Trong 1 quả trứng, hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ, lòng trắng chứa nhiều cholesterol hơn lòng đỏ.
Ngay cả người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.
Biên tập – Sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết 4 Điều Chưa Biết Về Thai Nhi 5 Tuần Tuổi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!