Cập nhật nội dung chi tiết về 12 Điều Cấm Kị Khi Tập Thể Dục Lúc Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hầu hết phụ nữ mang thai không tập thể dục nhiều trong suốt thai kỳ. Đa số sẽ tận dụng cơ hội mang thai để ăn những gì mình muốn và không vận động nhiều, coi việc mang thai là một cái cớ để tăng cân và lười biếng.
Tuy nhiên, để có một sức khỏe tốt trong quá trình mang thai thì tập thể dục cũng quan trọng như việc ăn uống hay giấc ngủ.
Tập thể dục an toàn trong thai kì
Có một quan niệm phổ biến rằng phụ nữ mang thai cần ít vận động và di chuyển. Nhưng điều này chỉ đúng đối với những phụ nữ đang phải đối mặt với biến chứng trong thai kì chứ không phải tất cả.
Tập thể dục khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi. Sẽ vẫn an toàn khi bạn tập luyện ở một mức độ nhất định trong quá trình mang thai. Trên thực tế, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tập thể dục vì nhiều lí do sẽ được đề cập ở phần sau.
Trước khi tham gia tập luyện, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và lưu ý tránh một số vấn đề sau đây:
* Không tập luyện khi thấy không khỏe trong quá trình mang thai.
* Tuyệt đối không tham gia các môn thể thao đối kháng hoặc các môn thể thao đồng đội.
* Không tập các bài thể dục có các động tác nhảy trong suốt thai kì.
* Nếu bạn dự định tập aerobic trong khi mang thai, bạn chỉ nên tham gia ở cấp độ thấp.
* Sau khi kết thúc 3 tháng đầu thai kì, cần tránh các bài tập thể dục đòi hỏi bạn phải nằm nhiều vì nó có thể gây trở ngại cho tuần hoàn máu.
* Trong thời gian mang thai, bạn cần xác định mục tiêu tập thể dục là để giữ sức khỏe chứ không phải để giảm cân. Vì vậy, bạn không nên tham gia các bài tập giảm béo và không tập quá sức để không làm ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi.
* Không tập thể dục vào những ngày quá nóng. Ngay cả vào những ngày thời tiết bình thường, cần đảm bảo rằng tập thể dục vào những khoảng thời gian mát như sáng sớm hoặc sau 4 giờ chiều.
* Nhớ uống đủ nước khi tập thể dục.
* Mặc những bộ đồ tập tạo cảm giác thoải mái.
* Luôn khởi động trước khi bắt đầu và hạ nhiệt thư giãn sau khi kết thúc bài tập.
* Bạn không nên tập thể dục trong suốt thai kì nếu trước đây đã từng sẩy thai hoặc sinh non. Bác sĩ sẽ hiểu rõ nhất bạn nên nằm dưỡng thai hay có thể tham gia tập thể dục. Như vậy việc kiểm tra điều kiện sức khỏe trước khi tham gia tập thể dục là vô cùng quan trọng.
Lợi ích của việc tập thể dục trong thai kì
* Lợi ích rõ ràng nhất của tập thể dục khi mang thai là giúp bạn kiểm soát giới hạn cân nặng. Phụ nữ thường xuyên tập thể dục trong quá trình mang thai sẽ giảm cân sau khi sinh dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc tập thể dục giúp cải thiện hình ảnh cơ thể để bạn cảm thấy tự tin hơn về chính mình.
* Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm bớt stress trong quá trình mang thai. Các bà mẹ thường xuyên tập thể dục trong thai kì sẽ ít bị thay đổi tâm lý và ít bị căng thẳng do ảnh hưởng của các hóc môn.
* Nếu bạn đang bị mất ngủ thì tập thể dục giúp bạn ngủ ngon hơn.
* Bạn bị táo bón? Tập thể dục là một cách rất tốt giúp việc tiêu hóa và bài tiết hiệu quả hơn.
* Tập thể dục cũng sẽ giúp giảm đau nhức các khớp và cơ bắp trong thời kì mang thai.
* Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sinh nở thì việc tập thể dục sẽ giúp bạn có sức bền và dẻo dai hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn và từ đó dễ sinh hơn.
* Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ thường xuyên tập thể dục khi mang thai sẽ ngăn ngừa được bệnh cao huyết áp, từ đó ít mắc phải nguy cơ tiền sản giật – một triệu chứng dẫn đến sinh non và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
* Tập thể dục trong thai kì sẽ cải thiện việc lưu thông máu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa vấn đề giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và bệnh tiểu đường.
Một số bài tập thể dục phù hợp khi mang thai
Chế độ tập luyện trong thai kì nên căn cứ vào mức độ sức khỏe của bạn trước khi bạn có thai. Có nghĩa là nếu bạn không tập thể dục trước đây thì khi mang thai bạn nên bắt đầu thật chậm. Còn nếu đã từng tham gia tập luyện trước đây thì bây giờ bạn có thể tiếp tục với một vài điều chỉnh nhỏ.
Đi bộ: Bài tập tốt nhất và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai là đi bộ. Đi bộ rất đơn giản vì chẳng cần đến bất kỳ loại máy tập hoặc huấn luyện viên hướng dẫn. Và đi bộ cũng ít gây ra chấn thương và đủ nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể đi bộ trong suốt thai kỳ từ tháng đầu tiên đến tháng cuối.
Bơi: cũng là một môn thể thao tuyệt vời cho mẹ bầu vì rất an toàn, đủ nhẹ nhàng và giúp giảm áp lực các khớp xương.
Aerobic dưới nước: là môn thể thao phổ biến cho phụ nữ mang thai, vừa mang lại sức khỏe vừa tạo sự vui vẻ.
Yoga: là một cách tuyệt vời để thư giãn và rèn luyện trong khi mang thai. Yoga không chỉ là tập thể dục mà còn giúp làm giảm bớt, thậm chí loại bỏ những đau nhức trong thai kì.
Pilates: có thể thay thế yoga bằng môn thể thao Pilates. Có một số lớp học Pilates cho phụ nữ mang thai giúp làm giảm bớt một số vấn đề trong quá trình mang bầu. Đặc biệt, Pilates sẽ giúp bạn tăng sức bền, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.
Chạy bộ: cũng có thể thực hiện trong thời gian mang thai. Nhưng bạn cần điều chỉnh tốc độ chạy để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu bạn lựa chọn tập chạy.
Đạp xe trong nhà: có thể thực hiện trong 3 tháng cuối thai kì. Nếu bạn ngại phải ra ngoài với bụng bầu lớn để đi bơi hay tập yoga, bạn có thể thay thế bằng việc tập đạp xe trong nhà.
Tập tạ: cũng là một lựa chọn tốt nhưng bạn đừng đẩy ở mức quá nặng. Nếu bạn có thể tìm một huấn luyện viên giúp bạn xác định các bài tập thích hợp cho việc mang thai thì sẽ rất có lợi vì tập tạ giúp săn chắc cơ bắp và tăng cường thể lực.
Tập Gym: Nếu bạn đã từng tập gym hoặc thường xuyên tập luyện với cường độ cao trước khi mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục trong một vài tháng trong thai kì chỉ khi bạn thấy khỏe và bác sĩ đồng ý.
Tập Thể Dục Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Và Những Điều Cần Lưu Ý
Uống nước trước và sau khi tập thể dục
Thực hiện các bài tập thể dục khi mang thai tháng thứ 4 là việc mẹ nên làm, tuy nhiên mẹ cần cung cấp đầy đủ nước trước khi luyện tập để tránh tình trạng bị mất nước.
Mẹ nên uống 1 cốc nước trước khi bắt đầu tập kể cả khi không khát nước (khi có cảm giác khát nước chứng tỏ cơ thể đã mất khá nhiều nước). Sau khi tập xong, mẹ cũng nên uống 1 cốc nước để bổ sung lượng nước bị mất đi qua mồ hôi trong quá trình tập luyện.
Mang theo một ít thức ăn nhẹ
Ăn nhẹ trước khi tập thể dục sẽ giúp mẹ duy trì đủ năng lượng trong suốt buổi tập. Sau khi tập xong mẹ cũng nên ăn một bữa ăn nhẹ, nhất là khi buổi tập làm mất nhiều năng lượng
Tập thể dục khi mang thai – Luyện tập trong phòng mát
Mẹ mang thai tháng thứ 4 nên tránh các bài tập hay phòng tập quá nóng, làm tăng nhiệt độ cơ thể lên hơn 1,5 độ, vì khi nóng quá, cơ thể sẽ cố gắng hạ thân nhiệt xuống bằng cách bơm máu từ tử cung ra để cấp máu cho da.
Mặc quần áo thoải mái khi tập
Khi mang thai đến tháng thứ 4, bụng mẹ cũng bắt đầu to hơn một chút, do đó khi tập thể dục mẹ nên mặc quần áo rộng, thoải mái và co dãn tốt.
Mẹ cũng nên chú ý chọn áo lót có khả năng nâng đỡ tốt vì khi mang thai kích thước vòng 1 sẽ tăng lên, tuy nhiên cũng không nên mặc áo quá chật gây khó chịu khi cử động. Mẹ có thể chọn vài loại áo lót thể thao để sẵn trong tủ đồ bầu của mình để dành riêng cho việc tập thể dục khi mang thai.
Mua những bộ thể thao rộng dành riêng cho việc tập thể dục khi mang thai
Chú ý đến việc chọn giày
Nếu đôi giày đã quá cũ, mẹ nên thay một đôi giày mới để tránh bị chấn thương hay té ngã trong lúc tập luyện. Mẹ nên chọn loại giày thể thao dành riêng cho môn thể thao mà mình tập.
Lựa chọn sàn tập
Nếu tập thể dục ngoài trời, đường chạy mềm có nhiều cỏ hay đường đất mòn sẽ tốt hơn mặt đường cứng hay vỉa hè. Bề mặt sàn tập bằng phẳng tốt cho việc tập luyện của các mẹ hơn là những nơi gồ ghề.
Tránh xa những dốc nghiêng
Khi mang thai tháng thứ 4, bụng bầu sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của mẹ, do vậy mẹ chỉ nên tập những bài tập thể dục khi mang thai nhẹ nhàng và tránh xa những dốc nghiêng.
Đặc biệt phụ nữ mang thai vào những tháng cuối thai kỳ không nên chơi các môn thể thao có nguy cơ cao bị té hay chấn thương vùng bụng như: thể dục dụng cụ, trượt núi, trượt tuyết, các môn thể thao sử dụng vợt, cưỡi ngựa, đua xe đạp và các môn thể thao có thể có va chạm trong lúc chơi như đá banh, bóng rổ, khúc côn cầu.
Giữ cơ thể ở độ cao trung bình
Trừ khi sống ở những vùng cao, mẹ đang mang thai nên tránh những hoạt động cần phải lên đến độ cao khoảng 1800m. Mặt khác, việc lặn sâu dưới nước với bình dưỡng khí cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí ép (bệnh giảm áp) cho con, vì thế mẹ không được lặn trong quá trình mang thai cho đến sau sinh.
Mẹ bầu cần giữ cơ thể ở độ cao trung bình
Tránh các hoạt động nặng ở lưng
Từ khi mang thai tháng thứ 4 trở đi, mẹ không nên tập các bài tập nằm ngửa trên sàn. Vì sức nặng của tử cung có thể đè lên động mạch chính làm cản trở sự lưu thông của máu đấy.
Tránh những cử động nguy hiểm
Tập thể dục khi mang thai tháng thứ 4 là việc mẹ nên làm, tuy nhiên mẹ cần tránh những cử động nguy hiểm chẳng hạn như duỗi thẳng chân hay xòe các ngón chân trong khi mang thai có thể gây vọp bẻ hay chuột rút ở bắp chân.
Thay vì uốn cong bàn chân lại, mẹ hãy xoay chúng hướng về mặt của mình. Động tác ngồi xuống và đứng dậy (chúng ta hay gọi là “thụt dầu”), hoặc nâng 2 chân lên hướng về phía bụng khi đang nằm không phải là những bài tập tốt dành cho các mẹ đang mang thai.
Nên tập thể dục trong bao lâu khi mang thai?
Việc thực hiện các bài tập thể dục khi mang thai tháng thứ 4 sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực, tuy nhiên không phải tập thể dục càng nhiều thì càng tốt đâu mẹ ạ. Vậy thời gian tập luyện khoảng bao lâu? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ.
Nếu mẹ thật sự muốn (hoặc đã quen với cường độ tập luyện nhất định) và đã được bác sĩ cho phép thì có thể tập thể dục trong khoảng 1 tiếng hoặc hơn, miễn là cơ thể mẹ chịu đựng được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi đang mang thai, mẹ thường dễ mệt hơn bình thường, và khi mệt mỏi thì sẽ dễ bị chấn thương.
Tập Thể Dục Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu Ít Vận Động
Tập thể dục khi mang thai cho mẹ bầu ít vận động
Nhiều ý kiến cho rằng các bài tập thích hợp sẽ giúp bà bầu nhanh nhẹn hơn, giảm đau lưng và dễ sinh con hơn. Tuy nhiên tập thể dục cho mẹ bầu khi nào và như thế nào là hợp lý? Những bài tập nào an toàn khi mang thai? Mẹ bầu có thích hợp với các bài tập yoga, tập tạ, gập bụng hay tập squat không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu!
Mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục trong suốt thai kỳ của mình, dù cho mẹ đã luôn lười biếng vận động từ trước đến giờ. Tập thể dục là một cách để mẹ bầu khỏe mạnh và dễ sinh hơn.
Mẹ hãy nhớ rằng mang thai không phải là thời điểm để cố gắng giảm cân giữ dáng. Cũng không phải là một ý hay để bắt đầu thói quen tập thể dục với cường độ cao nếu trước đây mẹ ít vận động.
Nhưng nếu mẹ không nằm trong danh sách cần lưu ý cao khi mang thai thì mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục cho mẹ bầu phù hợp với mức độ vận động của mình.
Theo khuyến nghị của Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì mục tiêu hợp lý cho các bà bầu là nên tập thể dục tối đa 30 phút hầu hết tất cả các ngày trong tuần hoặc cả tuần.
Những lưu ý trong khi tập thể dục cho mẹ bầu
Hãy bắt đầu một cách chậm rãi. Chị em chỉ nên vận động 10-15 phút mỗi ngày trong một hoặc hai tuần đầu tiên. Khi đã cảm thấy sẵn sàng để tăng thời lượng, hãy tập thêm 5-10 phút cho đến khi mẹ có thể tập luyện tối đa 20 hoặc 30 phút mỗi ngày.
Việc này có thể mất khoảng 3-4 tuần, tùy thuộc vào cách cơ thể mẹ phản ứng với các hoạt động bổ sung. Trong giai đoạn ban đầu này, hãy tập trung vào việc kéo dài thời gian tập luyện chứ đừng lưu ý quá nhiều vào cường độ bài tập, tránh vận động mạnh.
Tăng dần cường độ tập luyện khi cơ thể đã sẵn sàng. Nếu đã đạt được đủ thời lượng tập luyện đặt ra và cảm thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh thì các mẹ có thể bắt đầu tăng cường độ tập luyện. Ví dụ, có thể tăng tốc độ đi bộ của mình từ trung bình đến nhanh hơn.
Tuy nhiên, đừng nên đốt cháy giai đoạn hay cố gắng tập luyện đến kiệt sức. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng đẩy bản thân vượt quá giới hạn.
Các bà bầu được khuyên là chỉ nên tập thể dục với cường độ mà bản thân cảm thấy là “hơi khó”. Và một nguyên tắc nhỏ là hãy chậm lại nếu mẹ đang thở dốc và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình một cách thoải mái.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mang thai đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ cần khoảng 340 calo bổ sung mỗi ngày bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người trước khi mang thai.
Vì vậy, chất lượng của chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nó nên bao gồm nhiều loại rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các nguồn protein nạc khác nhau.
Luôn giữ cho cơ thể mát mẻ. Hãy tránh tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm vì mẹ bầu có thể dễ dàng bị nóng hơn khi mang thai.
Cố gắng tập luyện vào buổi sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tránh nhiệt độ cao điểm. Nếu trời ấm, hãy đội mũ chống nắng, mặc quần áo thoáng mát và thoải mái.
Luôn bổ sung thật nhiều nước. Các mẹ nên uống nước trước, trong và cả sau khi tập luyện. Mất nước có thể góp phần làm cho cơ thể bị quá nóng và thậm chí còn kích thích các cơn co thắt.
Nếu được bổ sung nước thường xuyên, màu nước tiểu của mẹ sẽ gần như trong suốt. Còn nếu nó có màu vàng đậm thì mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn.
Bài tập thể dục tốt nhất cho mẹ bầu mới bắt đầu
Đi bộ. Đây là hoạt động được khuyến khích hàng đầu đối với các bà bầu vì nó an toàn, dễ thực hiện và cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả. Đi bộ là một phương thức vận động hoàn hảo để bắt đầu nếu bạn chưa từng tập thể dục trước khi mang thai.
Tham gia lớp thể dục nhịp điệu hoặc luyện tập theo các DVD dạy thể dục. Các chương trình được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức khỏe trái tim của mẹ, cũng như xây dựng cơ bắp và sự linh hoạt – tất cả đều phối hợp với nhau để hỗ trợ cơ thể khi nó phải trải qua những thay đổi về thể chất của thai kỳ.
Bơi lội. Đây là một hình thức tập thể dục tuyệt vời vì nó sử dụng toàn bộ cơ thể và ít gây căng thẳng cho các khớp. Thêm một điểm cộng nữa là nước sẽ hỗ trợ cho cân nặng, giúp mẹ bầu tạm thời bỏ qua cảm giác không thoải mái với chiếc bụng đang dần to lên của mình.
Các bài tập yoga và giãn cơ trước khi sinh. Cả hai hoạt động này đều làm giảm căng thẳng, thúc đẩy cơ thể thư giãn, giúp mẹ luôn giữ được sự linh hoạt và mạnh mẽ.
Tập nhảy. Nhún nhảy và di chuyển theo những điệu nhảy yêu thích giữ cho mẹ bầu sự mềm dẻo và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể. Các điệu nhảy như Zumba, múa bụng và khiêu vũ là những bài tập thú vị cho phép biến hóa linh hoạt khi bụng dần to hơn đấy.
Bài tập thể dục cho mẹ bầu an toàn khác
Nếu các mẹ đang tự hỏi liệu có an toàn khi bắt đầu chạy trong thai kỳ hay không, câu trả lời thường là có, ngay cả khi mẹ chưa bao giờ thử chạy trước đó nếu mẹ không có biến chứng thai kỳ và được sự chấp thuận của bác sĩ.
Nếu các khớp không bị đau và mẹ cảm thấy có thể làm được nhiều hơn thì hãy dần dần bắt nhịp và chạy trong khoảng thời gian dài hơn.
Mặc dù vậy, một thời gian sau mẹ có thể vẫn cần phải sửa đổi thói quen của mình hoặc chậm lại để phù hợp với em bé đang phát triển.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bắt đầu hoạt động đi xe đạp một cách thận trọng. Những người đi xe đạp có kinh nghiệm sẽ có thể giữ vững hoạt động này trong suốt ba tháng đầu tiên.
Nhưng một số chuyên gia cho rằng việc đạp xe trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là nguy hiểm vì trọng tâm thường xuyên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của mẹ, khiến khả năng té ngã xảy ra nhiều hơn.
Vì vậy, một chiếc xe đạp tập thể dục tại nhà sẽ là một lựa chọn an toàn hơn cho khoảng thời gian sau của thai kỳ.
Những kiểu tập thể dục cần tránh khi mang thai
Các hoạt động có khả năng rơi mạnh. Cưỡi ngựa, trượt cỏ xuống dốc, trượt tuyết, lướt sóng, đi xe đạp địa hình, thể dục dụng cụ và lướt ván là những hoạt động cần hạn chế đối với phụ nữ mang thai.
Các hoạt động thường xuyên thay đổi hướng đột ngột. Trọng tâm của mẹ thay đổi khi mang thai, vì vậy hãy tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều sự thay đổi đột ngột về phương hướng, chẳng hạn như các môn thể thao quần vợt. Chúng có thể làm mất thăng bằng và khiến bạn bị ngã đấy.
Các môn thể thao va chạm nhiều, như bóng đá, bóng rổ, đấm bốc và khúc côn cầu trên băng.
Các hoạt động được thực hiện trong khi nằm ngửa. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh động tác gập bụng và các bài tập khác được thực hiện trong khi nằm thẳng lưng vì tư thế này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và khắp cơ thể.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên tập chậm lại
Nếu mới tập thể dục, các mẹ sẽ khó nhận ra khi bản thân đang cố gắng quá sức. Hãy giảm cường độ vận động của mình nếu:
Cảm thấy đau ở khớp và dây chằng trong hoặc sau khi tập luyện.
Cảm thấy kiệt sức thay vì tràn đầy năng lượng sau khi tập luyện.
Có cảm giác hết hơi và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình.
Cơ bắp cảm thấy vô cùng đau nhức, yếu hoặc run rẩy trong một thời gian dài sau khi tập thể dục. Điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của mẹ.
Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng cao hơn 10 nhịp so với bình thường.
Những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy mẹ bầu nên dừng lại và liên hệ với bác sĩ
Một số dấu hiệu có thể cho thấy một vấn đề đang xảy ra với sức khỏe hay thai nhi của mẹ. Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mẹ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
chảy máu âm đạo
co thắt (sinh non)
chất lỏng bị rò rỉ hoặc phun ra từ âm đạo
chóng mặt hoặc cảm thấy muốn ngất xỉu
đau đầu
đau ngực
đau hoặc sưng bắp chân
chuyển động của thai nhi giảm
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Nguồn: Babycenter
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Những Điều Cấm Kị Với Bà Bầu Sắp Sinh Con
Đối với bà bầu trong tháng cuối cùng của thai kỳ thì cơ thể sẽ rất nặng nề nên bà bầu thường lười đi lại và vận động luôn muốn nghỉ ngơi cả ngày ở trên giường. Tuy nhiên điều này hoàn toand sai lầm vì việc nằm nhiều qus sẽ không hề tốt, bởi vì nó sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ ngày càng khó khăn. Đối với bà bầu thì việc đi lại thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ đảm bảo sức khỏe có được cơ thể dẻo dai và giúp cho quá trình lâm bồn dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tránh vận động quá sức để không làm tổn hại đến thai nhi.
Ngoài ra nếu có thời gian thì mẹ bầu cũng nên tìm hiểu những biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ để có sự chuẩn bị tốt nhất dể tránh những rủi do có thể xảy ra.
Khi mang thai cơ thể bà bầu rất khó chịu vì vậy việc chán nản và mệt mỏi là điều dễ dàng xảy ra nhưng nếu như bạn có những biểu hiện này thì sẽ không tốt cho thai nhi. Nhất là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ nếu như tâm trạng bà bầu không tốt thì có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh con và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con bạn sau này khi ra đời. Bởi vậy nên nếu bạn thấy mệt mỏi thì hãy nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn bằng cách vận động nhẹ nhàng.
Hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy căng thẳng và lo lắng trước ngày sinh con. Hay thậm chí là có những bà mẹ còn cảm thấy sợ hãi. Nhưng bạn cũng biết rằng việc gây ra những tâm lý căng thẳng sẽ làm ức chế tử cung co thắt và khiến cho quá trình chuyển dạ càng kéo dài hơn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh thì tử cung cũng không thể co lại hoàn toàn. Vì vậy nên tốt nhất các mẹ bầu nên có một tâm trạng thoải mái và tươi vui trước giờ lâm bồn để có thể vượt can an toàn và khỏe mạnh.
Khi đến tháng cuối cùng của thai kỳ thì ngực của bà bầu sắp sinh con sẽ bị căng phồng lên để sẵn sàng tiết sữa khi con trào đời. Điều này cũng làm cho bà bầu cảm thấy căng tức và khó chịu ở ngực. Vì vậy nên bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực của mình để làm giảm cảm giác căng tức nhưng tuyệt đối không được tự ý xoa bóp và kích thích đầu ti vì sẽ dẫn đến cơ co bóp tử cung và gây ra tình trạng sinh non.
Nếu như trong quá trình mang thai nếu sức khỏe của bà bầu đảm bảo thì cũng có thể làm được chuyện ấy. Tuy nhiên vào những tháng cuối của thai kỳ thì bạn nên kiêng làm điều này. Bởi vì đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm nhất của thai kỳ, khi bạn thực hiện hoạt động tình dục thì sẽ khiến cho tử cung co bóp và dẫn tới sinh non rất nguy hiêm đến cả mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra thì trước khi sinh con thì bà bầu cũng nên chuẩn bị cho mình những đồ dùng cần thiết để đi sinh và tham khảo những kinh nghiệp hữu ích khác từ người có kinh nghiệm sinh đẻ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 12 Điều Cấm Kị Khi Tập Thể Dục Lúc Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!