Cập nhật nội dung chi tiết về 11 Bí Kíp Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Không Thể Chê mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau lưng khi mang thai tháng đầu nguy hiểm không?
Đau lưng khi mang thai tháng đầu, hoặc 3 tháng đầu là phản ứng bình thường của cơ thể khi phụ nữ mang thai. Đây là triệu chứng phổ biến, xuất hiện do tử cung phải to lên và chèn ép vào cột sống và các dây thần kinh phía sau lưng. Bên cạnh đó, khi mang thai, hoocmon thay đổi khiến cho cơ, dây chằng, xương khớp vùng thắt lưng và hông của phụ nữ trở nên lỏng lẻo hơn nên dễ đau nhức.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hiện tượng đau lưng khi mang thai không hề nguy hiểm. Nếu triệu chứng đau lưng kèm theo hiện tượng sốt, chảy máu âm đạo thì có thể bạn hoặc thai nhi đang gặp một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Tốt nhất, hãy tới bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh chuyện đáng tiếc xảy ra.
Đau lưng ở bà bầu xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu là trường hợp nguy hiểm thì có thể lý do là:
– Dấu hiệu dọa sảy thai của cơ thể. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể không giữ được em bé.
– Đau lưng kèm sốt khi mang thai có thể là biểu hiện của chứng nhiễm khuẩn huyết thai kì.
Lưu ý cho chị em bị đau lưng khi mang thai tháng đầu
Lưu ý khi bị đau lưng mang thai
– Đau lưng đặc biệt là vùng thắt lưng diễn ra liên tục và ngày càng nặng.
– Đau lưng kèm cảm giác lo lắng, bồn chồn và hiện tượng toát mồ hôi.
– Đau lưng kèm theo ra máu âm đạo, lượng máu nhiều.
Các triệu chứng trên là biểu hiện vô cùng nguy hiểm của cơ thể. Bởi thế, tuyệt đối mẹ bầu không nên lơ là, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng để không ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và em bé.
Cách giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu
Cách khắc phục đau lưng khi mang thai
X Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, nhiều canxi. Dinh dưỡng có ai trò quan trọng trong việc giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu.
X Nếu thai nhi ổn định thì các mẹ nên vận động nhẹ nhàng. Tốt nhất là tập đi bộ hoặc bơi để khí huyết lưu thông tốt hơn.
X Khi bắt đầu mang thai, các mẹ vẫn có thói quen mặc đồ cũ khi chưa mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng ngay từ khi có thai, các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép đế bằng… Điều này giúp cho quá trình mang thai về sau được dễ dàng và ít đau đớn hơn.
X Chọn giường ngủ thoải mái, đệm mềm vừa phải, không quá dày và ít lò xo đàn hồi. Đặc biệt, tư thế ngủ tốt cho cả mẹ và bé là nằm nghiêng sang trái. Mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa hoặc nằm sấp.
X Để giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu, có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở đùi và thắt lưng khi ngủ để cơ thể được nâng đỡ tốt hơn, giảm áp lực cho cột sống. Bên cạnh đó, nếu mẹ nào phải làm công việc văn phòng thì nên có một chiếc gối mềm đặt ở sau lưng để chống đau mỏi hiệu quả hơn.
X Luyện tập tư thế đi, đứng, ngồi đúng cách cũng là giải pháp hay mà các mẹ nên áp dụng. Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, sự chèn ép lên cột sống lại càng cao, trọng tâm cơ thể thường dồn về phía trước. Nhiều mẹ bầu lúc này hay có thói quen đẩy ngực về sau để nâng đỡ bụng. Tuy nhiên, tư thế này dễ khiến các mẹ bị thoát vị đĩa đệm hoặc làm vùng cơ phía thắt lưng bị căng giãn quá mức khiến tình trạng đau lưng càng trầm trọng hơn. Tư thế chuẩn nhất khi mang thai là đứng thẳng, người vươn cao, hông đẩy xuống, vai đẩy về phía sau.
X Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên sắp xếp thời gian đi chuyển và vận động nhẹ nhàng nếu phải ngồi làm việc văn phòng.
X Tuyệt đối không nhấc vật nặng và thực hiện các công việc phải cúi khom người như lau nhà… Nếu cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu khiến bạn quá khó chịu thì có thể sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc tắm bằng nước ấm để giảm đau hiệu quả.
X Tập luyện thể dục thể thao cũng là giải pháp hay để giảm đau lưng tốt. Mẹ bầu nên chọn các môn thể thảo như yoga, bơi lội, đi bộ…
X Giải pháp cuối cùng, các mẹ có thể sử dụng đai hỗ trợ mang thai. Chúng sẽ giúp nâng đỡ cơ dưới bụng và hông, nhờ vậy mà lưng ít phải chịu áp lực và bớt đau hơn.
Hotline: 0966.425.084
Máy bàn: 0246.128.1660 Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966.425.084
Máy bàn: 0246.128.1660
11 Cách Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai Dành Cho Mẹ Bầu
Các bài tập giảm đau lưng khi mang thai
1. Đứng thẳng giúp giảm đau lưng khi mang thai
Khi mang thai, bụng to ra làm thay đổi trọng lực trung tâm của cơ thể. Do không nhận ra điều này nên các bà bầu thường để lưng dưới kéo về phía trước tạo thành tư thế võng lưng. Điều này làm cho các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau đớn.
Bạn có thể thực hiện động tác đứng thẳng người để giảm đau lưng. Điều này là do khi đứng thẳng các cơ sẽ được kéo dài và căng ra một cách tự nhiên, biến tư thế tốt trở thành một trong những “bài tập” dễ nhất để giảm đau lưng khi mang thai.
♦ Cách thực hiện
Gập vai lại và nâng lồng ngực lên
Giữ đầu ở vị trí sao cho tai thẳng hàng với vai
Co cơ bụng lại (cảm giác như đưa rốn đến gần với cột sống) và thẳng lưng với hông
Đứng với đầu gối hơi gập lại để giữ cân bằng tốt hơn
2. Duỗi thẳng vùng lưng dưới
Các cơ của bụng và lưng thường làm việc với nhau để hỗ trợ phần giữa của cơ thể. Khi cơ bụng trở nên lỏng lẻo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển sẽ khiến các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn. Vì thế, bạn cần duỗi thẳng vùng lưng dưới để giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ. Bạn có thể thực hiện động tác giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu như sau:
♦ Cách thực hiện
Quỳ gối và chống tay như tư thế bò. Sử dụng thảm tập và dụng cụ hỗ trợ bảo vệ khuỷu chân và tay để không bị đau
Giữ khuỷu tay và lưng thẳng
Duỗi tay trái thẳng ra phía trước
Duỗi chân phải thẳng về phía sau
Co cơ bụng lại
Giữ tư thế này 1-5 giây
Lặp lại động tác 10-20 lần ở cả hai bên
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu tập động tác này từ đầu thai kỳ.
3. Bài tập yoga nhẹ nhàng trước khi sinh
Yoga trong thai kỳ là một cách thư giãn sức khỏe cho các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc mang thai, bao gồm cả lưng. Các tư thế có tác động sâu vào cơ lưng giúp bà bầu giảm đau và tăng cường sự dẻo dai cho sức khỏe.
♦ Cách thực hiện
Quỳ xuống sàn nhà với hai chân dang rộng
Ngồi lên gót chân
Rúc cằm xuống ngực và mở rộng tay, nghiêng về phía trước đến khi trán, cẳng tay và khuỷu tay chạm sàn
Bụng của bạn sẽ nằm gọn giữa hai chân
Giữ căng ra khoảng 1 phút rồi thở bình thường
Tư thế này đẩy mạnh sự thư giãn và có thể giảm nhẹ sự căng lưng ngay tức khắc.
4. Tư thế nghiêng vùng khung chậu
Nghiêng vùng khung chậu (còn gọi là “lắc khung chậu”) tăng cường các cơ bụng, giảm đau lưng và giúp cải thiện tư thế.
♦ Cách thực hiện
Quỳ bằng cả tay và chân
Giữ khuỷu tay hơi cong và lưng thẳng (hình dung lưng bạn như một mặt bàn)
Co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà
Giữ tư thế, đếm đến 5 và thả ra. Lặp lại 10-20 lần
Bạn cũng có thể thực hiện bài tập nghiêng vùng khung chậu bằng cách đặt lưng nằm ngửa xuống (cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ) và dựa vào tường, sử dụng cùng động tác lắc và giữ.
5. Bài tập tăng cường hông và cải thiện khả năng cân bằng
Bài tập tăng cường sức mạnh cơ hông không chỉ giúp giảm đau nhức lưng mà còn rất tốt cho quá trình sinh sau này của bà bầu.
♦ Cách thực hiện
Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng hông. Đặt một chiếc ghế song song với thân người, nhẹ nhàng đặt tay lên phần lưng tựa của ghế.
Khuỵu gối nhẹ nhàng sao cho bàn chân và đầu gối tạo thành 1 góc 45 độ.
Hóp bụng vào và từ từ hạ người xuống càng thấp càng tốt. Chú ý luôn giữ thẳng lưng khi hạ người.
6. Bài tập bụng, tay và lưng
Nằm sấp xuống sàn, dùng khuỷu tay và đầu gối đỡ thân người. Hai bàn chân đặt song song, chân dang rộng bằng vai.
Nâng gối, chân duỗi thẳng về phía sau sao cho cả đầu, lưng và chân tạo thành 1 đường thẳng, giữ 1-2 hơi thở. Lặp lại khoảng 5 lần.
7. Bài tập thể dục cho bà bầu tăng cường tay và vai
Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân đặt trên sàn nhà, gối mở rộng. Hai tay cầm tạ, lòng bàn tay hướng vào trong. Khuỷu tay cong, tạo thành 1 góc 90 độ.
Cong khuỷu tay, kéo tạ hướng về phía vai. Hạ tay trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 1 lần nữa.
Dùng một ghế chắc chắn vừa phải, đặt chân trái lên ghế, chân phải trên sàn nhà sao cho lưng đặt song song với sàn nhà. Tay phải đặt trên ghế.
Tay trái cầm tạ, cong khuỷu tay tạo thành 1 góc 90 độ. Giữ trong vài giây, sau đó trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại một lần nữa, sau đó đổi bên.
Nằm nghiêng bên phải, tay phải làm điểm tựa đầu, chân phải cong lại 1 góc 45 độ, chân trái duỗi thẳng. Tay trái đặt nhẹ lên sàn.
Chân trái thẳng, từ từ nâng nhẹ lên cao, càng cao càng tốt.
10. Các bài tập dưới nước giảm đau lưng khi mang thai tháng thứ 7
Ngâm mình dưới nước, bơi và tham gia các lớp tập thể dục nhịp điệu dưới nước sẽ giúp bản giảm bớt các triệu chứng đau lưng. Điều này là do khi ở môi trường nước cơ thể sẽ ít phải chịu trọng lượng giúp giảm gánh nặng cho hệ xương, nhất là vùng cột sống lưng.
♦ Cách thực hiện
Bạn chỉ cần đứng hoặc bơi dưới hồ nước
Hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm
11. Duỗi thẳng và cong lưng theo tư thế con mèo
Khi vòng một to hơn sẽ gây áp lực cho cột sống trên, khiến bạn bị đau lưng, khó chịu. Tư thế con mèo duỗi thẳng sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau vùng lưng trên.
♦ Cách thực hiện
Quỳ xuống và chống tay phía trước như tư thế bò. Giữ lưng thẳng
Nhẹ nhàng gập cổ, mắt nhìn xuống bụng và cong lưng lên hết cỡ
Bạn sẽ cảm nhận phần lưng trên bớt đau khi gù lên cao
12. Bài tập thể dục cho bà bầu giảm đau lưng: Co duỗi lưng
Bước 1: Quỳ gối, hai tay chống xuống sàn, đầu ngẩng, mắt nhìn về phía trước.
Bước 2: Hạ đầu, lưng cong lên. Giữ nguyên tư thế này trong vài giây, sau đó trở lại tư thế ban đầu. Lưu ý: Duy trì nhịp thở đều đặn trong lúc tập.
13. Bài tập thể dục cho bà bầu giảm đau lưng: Bài tập cầu vồng
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc một tấm thảm, hai tay xuôi theo người.
Bước 2: Cong gối, giữ chân vuông góc với mặt sàn, từ từ nâng lưng lên. Hai tay duỗi thẳng. Giữ trong khoảng 5 giây.
Bước 3: Thở ra nhẹ nhàng, từ từ hạ mông xuống sàn. Lặp lại bài tập một lần nữa, kết hợp hít thở nhịp nhàng.
14. Bài tập thể dục cho bà bầu: Thư giãn cơ lưng
Mỗi ngày, bà bầu nên dành khoảng 5-10 phút để tập ngồi thẳng lưng, cố gắng duy trì trong khoảng 5 giây/lần, sau đó thả lỏng người. Bạn cũng có thể ngồi dựa lưng vào tường.
Không chỉ ngồi, để thư giãn cơ lưng, mẹ bầu cũng có thể nằm ngửa, ép lưng xuống sàn. Đồng thời co chân đặt trên ghế tạo thành 1 góc 90 độ. Giữ nguyên tư thế này 1-2 phút. Nếu không dùng ghế, mẹ bầu có thể dùng bóng để thay thế.
Lưu ý: Duy trì thói quen tập luyện ít nhất 3 lần/ tuần.
Các cách giúp giảm đau lưng khi mang thai
1. Giảm đau lưng bằng phương pháp châm cứu
Thuật châm cứu sử dụng những chiếc kim mỏng, vô trùng vào các huyệt đạo nhất định nhằm kích hoạt hệ thống giảm đau tự nhiên của cơ thể. Đây là một môn y học cổ truyền của phương Đông phổ biến toàn cầu. Một nghiên cứu cho biết, 60% phụ nữ sau khi châm cứu trị đau lưng và vùng khung chậu đã ít bị các cơn đau lưng dữ dội.
♦ Cách thực hiện
Tìm một nhà châm cứu có kinh nghiệm trong việc điều trị cho phụ nữ mang thai hoặc nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một nhà châm cứu.
Thông thường, nhà châm cứu sẽ ghim những cây kim vào da của bạn từ vài phút đến cả tiếng đồng hồ. Liệu có đau không? Nó giống như một vết kim đâm nhẹ. Cơn đau có thể giảm ngay lập tức hoặc sau nhiều lần châm cứu.
2. Chăm sóc nắn khớp xương
Chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương nhằm điều chỉnh các khớp sai lệch, đặc biệt là cột sống từ đó giúp bà bầu giảm stress dây thần kinh và đẩy mạnh việc hồi phục cơ thể.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Obstetrics and Gynecology cho thấy, có 70% phụ nữ mang thai đã đạt được hiệu quả giảm đau lâu dài sau khi điều trị.
♦ Cách thực hiện
Công việc văn phòng khiến bạn phải ngồi hàng giờ liền? Hãy giữ đầu và vai thẳng hàng đồng thời dùng một chiếc gối trợ lưng (một chiếc gối nhỏ có thiết kế vừa với phần lưng dưới) và giữ lưng của bạn đúng vị trí.
Buổi tối ngủ, nếu bị đau thắt lưng khi mang thai, bạn hãy thử xoay người sang một vị trí thuận lợi cho lưng hơn. Tư thế ngủ xoay người sang một bên và sử dụng gối hỗ trợ có thể giúp giảm đau nhức.
♦ Cách thực hiện
Nằm nghiêng sang trái, giữ cổ thẳng hàng với toàn bộ cột sống bằng cách gối đầu lên một chiếc gối chắc chắn
Đặt một chiếc gối khác giữa hai chân để giảm áp lực cho vùng khung chậu và lưng
Cuối cùng, cho một chiếc gối nhỏ vào bên dưới bụng để ngăn chiếc bụng nặng nề kéo căng một bên khi bạn ngủ
Những chiếc băng dày, co giãn đeo quanh hông và dưới bụng giúp hỗ trợ bụng. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải đứng một thời gian dài, việc đeo đai hỗ trợ đặc biệt hữu ích trong việc giúp bạn cải thiện tư thế và giảm áp lực cho vùng lưng dưới.
Bạn mua loại đai nào? Đai hỗ trợ mẹ bầu rất đa dạng về hình dạng và kích cỡ, bạn có thể chọn một đai đeo quanh hông đơn giản hoặc chọn kiểu có dây vai và ngực để giảm mọi cơn đau lưng.
Những lưu ý khi giảm đau lưng khi mang thai
Một số thai phụ thắc mắc, bà bầu đau lưng khi mang thai có nên đấm lưng hoặc dán cao hay dùng thuốc giảm đau không?
Theo ThS-BS. Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội), thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas) song phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Về chuyện đấm lưng, đây là một động tác mạnh nên không phù hợp cho mẹ bầu và thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể chườm nóng, xoa dầu hoặc massage bấm huyệt để giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc suốt thai kỳ.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có hiện tượng đau lưng khi mang thai, chị em không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, bạn không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử bệnh dị ứng da.
Bí Kíp Nào Cho Bà Bầu Bị Đau Lưng?
Có khoảng 80% các bà bầu đều trải qua các cơn đau lưng và hông. Cơn đau lưng nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, thường xảy ra ở khớp cùng xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống. Đau lưng khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầu khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. Các bác sĩ đã bật mí những bí kíp nào giúp cho các bà bầu hạn chế được chứng đau lưng khó chịu trên?
Bà bầu bị đau lưng – Nguyên nhân
Cơ bụng trở nên yếu ớt và bị giãn mạnh do thai phát triển to khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép gây đau lưng.
Lưng bà bầu phải cong về phía trước nhiều hơn do tử cung của mẹ lớn dần lên, trọng lượng cơ thể dồn về trước trong một thời gian dài sẽ gây mỏi và đau lưng hơn.
Cũng vì trọng lượng dồn nhiều về phía trước, trong quá trình di chuyển, bà bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.
Ngoài ra, nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tác động một lực lớn làm tổn thương, nhất là phần xương cụt, gây đau lưng.
Chế độ ăn không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie cũng là một trong những nguyên nhân kiến bà bầu bị đau lưng.
Bà bầu bị đau lưng có được dùng thuốc?
Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những bà bầu hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.
Bà bầu bị đau lưng – Làm sao cho hết?
Tắm ngâm trong bồn nước ấm để thư giãn các cơ bắp
Nhờ người xoa bóp, massage lưng.
Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ có lợi cho tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà nằm mãi một tư thế, sẽ gây mỏi, đau nhức khi trọng tâm cơ thể dồn quá lâu về một bên. Vì vậy, bà bầu nên luân phiên thay đổi tư thể để cơ thể được thoải mái.
Ngồi đúng tư thế khi mang thai: giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Hạn chế ngồi quá lâu mà nên thay đổi tư thế thường xuyên.
Khi ngồi lên từ vị trí nằm, lăn qua một bên đẩy người lên bằng bàn tay.
Tư thế đứng là hai chân thẳng, bàn chân nên hơi mở sang hai bên để trọng tâm rơi vào gần tâm bàn chân. Nếu mẹ bầu phải đứng quá lâu thì cách vài phút phải đổi tư thế trước, sau của hai chân để có thể giảm mệt mỏi.
Khi nâng cái gì lên, cong đầu gối xuống, không khom lưng, không cúi gập bụng quá lâu.
Vận động vừa sức, không mang vác vật nặng
Mang giày bệt, hạn chế đi giày cao gót vì sẽ làm gia tăng các triệu chứng đau lưng, đau xương khớp.
Chườm khăn nóng hoặc chai nước nóng để giảm đau lưng.
Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút để các cơ, xương khớp được thư giãn, giảm triệu chứng đau lưng.
Mặc áo ngực nâng tốt, không chọn loại mút dầy hoặc quá bó vì sức nặng có thể làm bà bầu bị đau lưng
Thử mang dây đai thai sản để giữ lưng thẳng
Có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi, magie và các nguồn vitamin.
Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm; các loại hạt, đậu; tôm, cua, cá và trong các chế phẩm từ sữa. Do đó, thai phụ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, đặc biệt nên uống 2 cốc sữa tươi hàng ngày để bổ sung lượng canxi nhất định. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống bổ sung các loại dưỡng chất từ các loại thuốc bổ dành cho bà bầu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Tập thêm các bài tập giúp hạn chế đau lưng:
Ngồi thẳng lưng, khoanh chân trên thảm hoặc nền nhà. Sau 15-30 giây, thả lỏng cơ thể rồi lại tiếp tục giữ cho lưng thẳng. Mỗi ngày dành khoảng 10-15 phút để tập, triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm.
Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây, sau đó, hạ lưng về tư thế ban đầu. Tập 2-3 lần/ngày.
Tập các động tác cho phần lưng trên: xoay đầu, nhún vui, xoay tròn cánh tay, hoặc tập yoga dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
Tập các động tác cho thắt lưng: Nằm xuống và đong đưa /xoay khung chậu tới lui, chéo đầu gối qua lồng ngực, bơi lội, tập yoga tiền sản.
Nếu bị đau vùng thắt lưng bên trái, nên đến khám bác sĩ để kiểm tra về thận vì khi mang thai, thận của bạn cũng hay bị chèn ép bởi tử cung lớn lên.
Nếu có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm
Bí Quyết Giúp Mẹ Giảm Triệu Chứng Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4
Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng thứ 4
Thay đổi hormone thai nghén
Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén. Bởi loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Khi mẹ ” vượt cạn” thì khung xương chậu mới hỗ trợ và nâng đỡ quá trình chuyển dạ thành công.
Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Trong tháng thứ 4 này, các mẹ sẽ cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng rõ ràng nhất. Bởi cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
Vị trí của thai nhi
Ngồi sai tư thế
Bên cạnh đó, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu các mẹ thường xuyên đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì thì khả năng bị đau lưng càng lớn. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận thấy cơn đau lưng rõ nét khi nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.
Do bệnh
Mang thai tháng thứ 4 bị đau lưng có sao không?
Cách giảm đau lưng hiệu quả khi mang thai tháng thứ 4
– Trước hết, các mẹ cần có chế độ hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
– Các mẹ nên hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng. Khi nằm không nên nằm giường quá cứng hoặc quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Mẹ có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp mẹ giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
– Các mẹ nên nhớ không khiêng, nhấc những vật nặng. Chú ý cẩn thận khi lên xuống cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
– Nên chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, chọn giày đế bằng,… Khi mặc quần áo hay mang giày, các mẹ nên ngồi xuống những chỗ có điểm tựa.
– Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng lưng. Mẹ có thể tắm bằng nước ấm để giảm bớt các cơn đau khó chịu.
– Nếu có bất kỳ biểu hiện như đau lưng dữ dội, kéo dài, các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Singlemum tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết 11 Bí Kíp Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Không Thể Chê trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!