Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Điều Cần Tránh Khi Mang Thai Để Mẹ Và Bé Luôn Khỏe Mạnh mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
10 điều cần tránh khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe mạnh
29 Jun 2020
Những điều bạn cần tránh khi mang thai! Có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý trong quá trình mang thai. Đặc biệt bạn cần phải nắm chắc những điều không nên làm khi mang thai để đảm bảo thai kỳ an vui và cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Những điều cần tránh khi mang thai
Khi mang thai, nhất là mang thai lần đầu các bà bầu đều có rất nhiều hoang mang và lo lắng. Có rất nhiều vấn đề cần kiêng cữ, nhiều điều cần tránh khi mang thai để mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
1. Những thực phẩm cần tránh
Khi mang thai, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:
Hải sản chưa nấu chín, sushi,…
Các loại thịt bò và thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín
Các loại thịt nguội
Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá kiếm…
Hải sản hun khói
Trứng sống
Các loại phô mai mềm
Sữa chưa tiệt trùng…
Có khá nhiều đồ ăn bạn cần hạn chế. Tuy nhiên ngược lại chúng ta cũng có đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho bà bầu. Bạn hãy tham khảo, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tốt cho mẹ và bé. Hãy kết hợp các thực phẩm như: thịt nạc, rau củ tươi,…
2. Tránh tiếp xúc với sơn
Sơn có chưa độc tính. Độc tính của sơn phụ thuộc vào từng dung môi và hóa chất trong sơn. Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng có mức độ phơi sáng thấp. Tuy nhiên bạn cần tránh tiếp xúc với sơn, mùi của các loại sơn.
3. Hạn chế caffein
Caffein là chất kích thích và lợi tiểu. Uống vài tách cà phê thông thường mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim thậm chí ảnh hưởng tới em bé.
Lưu ý rằng caffeine không chỉ có trong và cà phê. Nó còn có trong sô cô la, soda, và thậm chí một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên bạn không cần từ bỏ hoàn toàn caffein mà nên cân nhắc hạn chế và chỉ sử dụng từ 150 – 300mg mỗi ngày.
4. Hạn chế dùng các loại thuốc
5. Không đi giày cao gót
Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là đi giày cao gót. Bởi khi mang thai cân nặng của bạn sẽ tăng lên bụng sẽ phát triển khiến trọng tâm của bạn thay đổi. Khi này chân bạn sẽ xuất hiện một số vấn đề như chuột rút, phù nề…
Vậy nên, hãy chọn những đôi giày bệt, dép để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
6. Không đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng
Nhiều bà bầu sẽ thấy đau nhức khi mang thai, khi này thư giãn trong bồn nước nóng có vẻ lý tưởng.
Tuy nhiên đây là điều bạn không nên làm khi mang thai. Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Tốt hơn hết bạn cần duy trì tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải.
7. Tránh hít phải khói thuốc lá
Thuốc lá, khói thuốc là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Bởi có khoảng 4000 hóa chất gây hại trong khói thuốc và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có thể khiến thai phụ sảy thai, sinh non, bé bị thiếu cân hoặc thậm chí ảnh hưởng đến trí não của trẻ.
8. Không uống rượu bia
Tránh sử dụng rượu, bia trong quá trình mang thai. Bởi rượu, bia sẽ nhanh chóng truyền từ máu của bạn qua nhau thai và dây rốn cho em bé. Điều này có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của em bé. Thậm chí dẫn tới những rủi ro như:
Sinh non
Sảy thai
Dị tật bẩm sinh
Tổn thương não
Thai chết lưu
9. Không ngồi hoặc đứng quá lâu
Khi mang thai bạn sẽ thấy khá là mệt mỏi, khó chịu và chỉ muốn ngồi, đứng ở vị một vị trí trong thời gian dài. Tuy nhiên nó có thể gây ra tất cả các loại vấn đề về tĩnh mạch, sưng mắt cá chân…
Vậy nên bạn hãy cố gắng luyện tập thường xuyên. Hãy di chuyển xung quanh nếu bạn đã ngồi hoặc đứng quá lâu. Việc vận động thường xuyên sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
10. Đừng tin hoàn toàn tất cả thông tin bạn được nghe, được đọc
Hiện tại chỉ cần search tìm những thông tin trên sách báo, tạp chí bạn sẽ thấy được rất nhiều vấn đề về quá trình mang thai. Tuy nhiên không mang thông tin nào cũng chính xác.
Tốt hơn hết nếu cảm thấy nghi ngờ với bất kỳ thông tin nào bạn hãy liên hệ với bác sỹ của mình. Đặc biệt là về việc sử dụng các loại TPCN trong quá trình mang thai…
Nguồn: https://www.healthline.com/health/pregnancy/things-not-to-do-while-pregnant#dont-believe-everything-you-read
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Lần Đầu Để Cả Mẹ Và Bé Cùng Khỏe Mạnh?
Hỏi: Xin chào các bác sĩ, em là Quỳnh Nga và em mới mang thai được hơn 1 tháng. Đây là lần đầu em mang thai nên em khá lo lắng. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em về những điều cần biết khi mang thai lần đầu? Em nên làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, phát triển tốt? Quỳnh Nga (26 tuổi, Long Biên, Hà Nội)
Đáp: Bác sĩ Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Khám thai là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Việc này giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể khám thai thường xuyên thì cũng không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:
Khám thai tuần 11 – 13: Ngoài kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy – một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
Khám thai tuần 21 – 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân… một cách tốt nhất.
Khám thai tuần 30 – 32: Đây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.
Ngoài lịch khám thai bác sĩ hẹn, nếu mẹ gặp những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,… thì nên đi khám ngay. Những triệu chứng ngày sẽ được bác sỹ tư vấn đầy đủ cũng như có tờ rơi kèm theo khi mẹ quản lý thai nghén tại Vinmec.
Chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng thai kỳ vô cùng quan trọng. Không hẳn là mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp hai lần mà cần ăn đủ cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau
– Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,… (tuy nhiên tránh thức ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
– Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu…
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết
– Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,…
– Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D…
– Uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh:
Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas
Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt…
Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót…
Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh…
Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,…
Thời gian sinh: Ngày sinh thực tế có thể sớm, muộn hơn ngày dự sinh
Ngày dự kiến sinh dựa vào siêu âm 3 tháng đầu hay kỳ kinh cuối, nếu mẹ kinh nguyệt đều 28 ngày. Chỉ có khoảng 5 – 10% các mẹ bầu sinh con đúng ngày dự sinh, còn lại phần lớn đều sinh trước hoặc sau thời điểm đó. Vì vậy nếu đến ngày dự sinh mà Quỳnh Nga chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cũng không nên lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để nắm được tình hình của bé.
Nhiều mẹ bầu khá lo lắng khi ngày dự sinh của mình thay đổi qua mỗi lần siêu âm. Thực tế, lúc này ngày dự sinh được máy tính toán dựa trên sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nếu thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để được được tư vấn và theo dõi thai kỳ.
Những hoạt động mẹ bầu nên tránh
Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Vì thế, để mẹ và bé được khỏe mạnh chào đời, ngoài việc chuẩn bị thật tốt kiến thức mang thai thì mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần 12. Đây chính là mốc khám thai, sàng lọc quan trọng nhất ở tam cá nguyệt thứ nhất mà mẹ không nên bỏ qua. Tại Vinmec có thể mạnh chẩn đoán, sàng lọc các dị tật bẩm sinh, các bất thường thai nhi từ rất sớm (đã có nhiều cặp vợ chồng phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và được can thiệp Y học bào thai, đem lại cơ hội sinh con khỏe mạnh, cứu sống được nhiều cặp thai nhi tưởng chừng như không thể cứu chữa)
Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Để Mẹ Và Bé Khỏe Mạnh
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Có thể bạn sẽ thường xuyên đói hơn bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn lượng thức ăn đủ cho 2 người. Ngoại trừ trường hợp bạn đang mang thai 2 hoặc 3 bé. Điều quan trọng là cung cấp đủ chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng cho cả bạn và bé.
Hãy cố gắng có bữa ăn sáng lành mạnh mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc nhanh đói và “nghiền” quà vặt trong ngày. Các loại quà vặt thường là thực phẩm chứa lượng đường và chất béo cao. Chúng đều không tốt cho sức khỏe.
Ăn lành mạnh nghĩa là bạn phải thay đổi lượng các loại thức ăn khác nhau.
Dinh dưỡng vi lượng là thành phần có chứa trong các thực phẩm như: vitamin và khoáng chất, mà thường chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ. Các loại đa lượng lại là thành phần cung cấp năng lượng cho chúng ta hoạt động mỗi ngày. Bao gồm: Carbohydrates, proteins và chất béo.
Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cho bà bầu trong thai kỳ yêu cầu gồm:
Lượng calories: Cần bổ sung thêm khoảng 300 kcal/ ngày, trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Canxi: Khoảng 1200 mg.
Folate: 600 – 800 micrograms.
Cách đơn giản để bạn có được đẩy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết là: Ăn các loại thực phẩm khác nhau từ mỗi nhóm thực phẩm mỗi ngày. Trong thực tế, tất cả các bữa ăn nên bao gồm ít nhất ba nhóm thực phẩm khác nhau. Mỗi loại sẽ đóng vai trò cung cấp khác nhau cho cơ thể. Ví dụ:
Ngũ cốc: cung cấp nguồn năng lượng tốt.
Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ và các vitamin tan trong nước, chất béo.
Thịt và các loại hạt hoặc đậu: cung cấp cho cơ thể protein, acid folic và sắt.
Các sản phẩm từ sữa là nguồn canxi và vitamin D.
3. Các nhóm thực phẩm trong dinh dưỡng hằng ngày
Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Các chất này hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, chống táo bón. Mỗi ngày nên ăn 5 phần rau trái khác nhau. Có thể là đồ tươi, ướp lanh, sấy khô hay nước ép. Lưu ý phải rửa sạch trước khi sử dụng.
Trái cây và rau quả là thành phần quan trọng của dinh dưỡng thai kỳ. Vì chúng cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón. Vitamin C, được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, giúp bạn hấp thụ chất sắt. Rau chứa vitamin A, sắt và folate – là các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong thai kỳ. Nên ăn ít nhất 5 phần rau quả khác nhau mỗi ngày. Có thể sử dụng thực phẩm tươi, sấy khô hoặc nước ép. Chú ý luôn giữ rau củ được tươi mới và rửa sạch trước khi sử dụng.
Có nhiều cách chế biến khác nhau chúng ta có thể áp dụng. Có thể thêm ngũ cốc cùng vài lát trái cây tươi. Làm một chiếc bánh pizza chay. Hoặc thêm rau vào món thịt hầm. Nếu bạn mệt mỏi hãy thử dùng các loại trái cây khô hoặc uống nước trái cây. Nhưng hãy nhớ rằng uống quá nhiều nước trái cây có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn.
Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lương, vitamin, chất xơ quan trọng. Nhóm này bao gồm bánh mì, khoai tây, ngũ cốc, gạo, mì, mì, ngô ,yến mạch, khoai mỡ và bột ngô. Bánh mì và ngũ cốc cũng giúp bạn có đủ axit folic. Tinh bột khiến bạn cảm thấy no mà không chứa quá nhiều calo. Những thực phẩm này chỉ chiếm hơn một phần ba số thực phẩm bạn ăn. Thay vì sử dụng tinh bột (trắng) tinh chế, bạn nên chọn các loại nguyên hạt hoặc chất xơ cao hơn như yến mạch, gạo nâu hoặc đơn giản là dùng khoai tây không gọt vỏ.
Để tránh tăng cân và tốt cho sức khỏe, nên đảm bảo duy trì một nửa lượng tinh bột trong ngày là ngũ cốc nguyên hạt. Hãy cố gắng thay tinh bột trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu và bánh mì ngũ cốc.
Một số thực phẩm giàu protein chúng ta nên ăn mỗi ngày:
Bạn nên lựa loại thịt nạc, bỏ da của thịt gia cầm và cố gắng không thêm dầu mỡ khi chế biến. Nấu chín kĩ các loại thịt cho đến khi kiểm tra màu thịt hoặc ép vào không còn màu hồng. Nên kết hợp thêm món cá 2 lần / tuần. Lựa chọn loại cá có dầu cao như : cá hồi, cá mòi, cá thu. Có một số loại cá bạn nên tránh khi mang thai hoặc dự định có thai, bao gồm cá mập, cá kiếm và cá marlin. Tuy nhiên không nên ăn nhiều hơn 1 lần/ tuần các loại: cá hồi, cá thu, cá trích.v.v. vì có thể chứa nhiều độc tố.
Bạn nên tránh ăn trứng sống hoặc nấu chín một phần, vì có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, bao gồm trong mousse, mayonnaise và soufflé. Trứng nên được nấu cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ cứng lại.
Các loại thực phẩm từ sữa như: sữa, sữa chua, phô mai, váng sữa rất quan trọng trong thai kỳ. Vì chúng có chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác (vitamin D, protein) cần thiết cho cả mẹ và bé. Nên chọn các sản phẩm có ít chất béo nhất có thể như sữa tách béo, 1% chất béo hoặc sữa tách kem, sữa chua ít béo và ít đường , phô mai cứng giảm độ béo. Nếu bạn thích các sản phẩm thay thế sữa khác, chẳng hạn như sữa đậu nành và sữa chua, hãy lựa các loại không đường, bổ sung canxi. Có một số loại phô mai bạn nên tránh trong thai kỳ là các phô mai chưa được tiệt trùng.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống từ 2 – 3 cốc sữa. Các mẹ có thể ăn sữa chua cho bữa ăn nhẹ buổi chiều; uống sữa trộn cùng ngũ cốc, uống 1 ly sữa tách kem vào bữa tối. Hoặc thêm phô mai ít chất béo vào món salad.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm sữa, hãy thử các loại nước có bổ sung thêm canxi như nước cam, tinh dầu cá. Thử dùng các sản phẩm giảm lượng đường sữa hoặc không có đường sữa. Sử dụng sản phẩm chứa enzyme lactase khi bạn ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa.
Các loại thực phẩm và nước uống có đường dễ gây tăng cân và nguy cơ gây sâu răng. Sử dụng thực phẩm có hàm lượng chất béo cao thường xuyên cũng có khả năng gây tăng cân. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ làm tăng cholesteron trong máu, gây các bệnh lý tim mạch.
Các loại thức phẩm giàu chất béo, đường gồm:
Nếu bạn đang có thói quen sử dụng các sản phẩm giàu chất béo, đường thì nên giảm tần suất và khối lượng tiêu thụ. Thay vào đó nên sử dụng các thực phẩm ít đường hoặc chứa chất béo bão hòa (dầu thực vật).
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, hãy cố gắng không ăn đồ ăn vặt có nhiều chất béo hoặc đường. Chẳng hạn như kẹo, bánh quy, khoai tây chiên giòn hoặc sô cô la. Thay vào đó, nên chọn một loại nào đó lành mạnh hơn, chẳng hạn như:
Rau salad chẳng hạn như cà rốt, cần tây hoặc dưa chuột.
Sữa chua ít đường, sữa chua trái cây hoặc sữa chua nguyên chất.
Súp rau và đậu.
Một bát nhỏ ngũ cốc ăn sáng không đường, hoặc cháo với sữa.
Đồ uống từ sữa.
Trái cây tươi.
Đậu nướng, bánh mì nướng hoặc khoai tây nướng nhỏ.
Một lát bánh mì mạch nha nhỏ, bánh trà trái cây hoặc một lát bánh mì trái cây nướng.
Khi chọn đồ ăn nhẹ, bạn có thể đọc kỹ nhãn thực phẩm để giúp lựa chọn loại phù hợp và lành mạnh cho mình .
Hầu hết các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung trước khi mang thai, trước và sau sinh để đảm bảo tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Tuy nhiên, bổ sung trước khi sinh sẽ không thay thế được chế độ ăn uống lành mạnh.
Các khuyến nghị cho rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên cần 0,6 – 0,8 mg axit folic mỗi ngày. Axit folic là một chất dinh dưỡng có trong một số loại rau lá xanh, hầu hết các loại quả mọng, quả hạch, đậu, trái cây và ngũ cốc ăn sáng, viên bổ sung vitamin.
Axit folic có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh của não và tủy sống. Khiếm khuyết ống thần kinh có thể dẫn đến mức độ tê liệt khác nhau, không tự chủ và đôi khi khuyết tật trí tuệ.
Axit folic hữu ích nhất trong 28 ngày đầu tiên sau khi thụ thai, khi hầu hết các khuyết tật ống thần kinh xảy ra. Tuy nhiên có thể bạn không nhận ra mình đang mang thai trong 28 ngày đầu ấy. Do đó,nên cung cấp axit folic từ trước khi thụ thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ. Bác sĩ sẽ đề xuất lượng axit folic thích hợp để đáp ứng nhu cầu cá nhân của bạn. Ví dụ, phụ nữ dùng thuốc chống động kinh có thể cần dùng liều cao hơn axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương của trẻ. Phụ nữ mang thai cần ít nhất ba phần canxi mỗi ngày. Ở thanh thiếu niên mang thai, theo khuyến nghị là năm phần. Nguồn cung cấp canxi tốt bao gồm các loại thực phẩm sau:
Sắt hoạt động cùng với natri, kali và nước giúp tăng lưu lượng máu. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả bạn và em bé. Bạn cần cung cấp 27 miligam sắt mỗi ngày. Nguồn sắt tốt nhất là từ các thực phẩm sau:
Bên cạnh việc ăn uống tốt, điều quan trọng là phải uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày và uống vitamin trước khi sinh. Rất khó để có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai, bao gồm folate và sắt, từ thực phẩm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại vitamin trước khi sinh mà bạn nên dùng để đảm bảo bạn và em bé luôn khỏe mạnh.
Nước mang chất dinh dưỡng từ thực phẩm đến thai nhi. Nước cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ và nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.
Viện Y học khuyến cáo nên uống khoảng 10 cốc (2,4 lít) nước mỗi ngày trong thai kỳ. Nước, nước trái cây, cà phê, trà và nước ngọt đều góp phần vào nhu cầu cung cấp nước hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một số đồ uống có nhiều đường quá nhiều có thể gây tăng cân.
Do những tác động tiềm tàng đối với em bé đang phát triển của bạn, nhiều nhà chăm sóc sức khỏe có thể khuyên bạn nên giới hạn lượng caffeine trong chế độ ăn uống của bạn dưới 200 miligam mỗi ngày trong thai kỳ.
Các sản phẩm chứa cồn hoàn toàn không an toàn cho cả mẹ và bé. Cho dù bạn đang có kế hoạch mang thai, đã mang thai hoặc cho con bú, không uống rượu là lựa chọn an toàn nhất vì rượu có thể gây hại cho em bé.
4. Chuẩn bị thực phẩm để đảm bảo an toàn, dinh dưỡng
Rửa trái cây, rau sạch đất, vì có thể trong đất chứa toxoplasma. Đây là một loại ký sinh trùng có thể gây bệnh toxoplasmosis, gây hại cho thai nhi của bạn.
Rửa tất cả các bề mặt, dụng cụ và tay của bạn, sau khi chuẩn bị thực phẩm sống để giúp bạn tránh ngộ độc thực phẩm.
Đảm bảo rằng thực phẩm tươi sống được lưu trữ riêng biệt với thực phẩm ăn liền.
Sử dụng một con dao và thớt riêng cho thịt sống.
Cần đảm bảo rằng một số thực phẩm: chẳng hạn như trứng, thịt gia cầm, bánh mì kẹp thịt, xúc xích và toàn bộ thịt như thịt cừu, thịt bò và thịt lợn, được nấu rất kỹ cho đến khi hết màu hồng. Điều đó sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm Salmonella gây nên những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Một người mẹ trước khi mang thai hay khi mang thai và sau sinh đều cần có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, mẹ cũng cần duy trì các thói quen sống lành mạnh và tập thể dục nhẹ nhàng. Tất cả sẽ giúp mẹ trải qua một thai kỳ vui vẻ. Quan trọng hơn là con yêu của chúng ta sẽ được chào đời an toàn và khỏe mạnh.
Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Mẹ Mang Thai Tháng Đầu Tiên Cần Kiêng Những Gì Để Bé Yêu Luôn Khỏe
Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để tốt cho con? Quá trình mang thai mẹ bầu rất vất vả để dành những gì tốt nhất cho con, song chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt sẽ bị đảo trộn và cần kiêng nhiều thứ. Cùng EMVAME tìm hiểu mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để luôn tốt cho bé
Ở giai đoạn đầu mang thai, khi mà thai nhi dễ bị tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài. Để đảm bảo an toàn và tốt cho sự phát triển thai nhi thì mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình một thực đơn dinh dưỡng khoa học và an toàn. Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tốt nhất thực đơn dinh dưỡng mẹ bầu nên chuẩn bị cho từng giai đoạn thai kỳ, tuyệt đối không nên ăn thực phẩm tái, sống, phô mai chưa tiệt trùng, trứng sống… Nên tránh các loại cá biển như: cá thu, cá kình, cá mập… bởi những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao, dễ gây tác động xấu đến trí não cũng như dễ bị sảy thai.Trong giai đoạn đầu, thai nhi còn khá nhỏ và chưa ổn định nên rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển cũng như sức khỏe của bé cưng, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai cần tránh các món sau: Thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn để lạnh, các loại thực phẩm có chứa thành phần trứng sống, phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate đông lạnh, bởi chúng thường chứa vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Các loại cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Đây là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé cưng. Thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối. Không nên ăn nhiều rau răm, ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffei Ngoài ra bạn cũng không nên ăn quá mặn, không ăn nhiều rau răm, ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đừng nên sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia, hút thuốc, nước uống chứa nhiều caffein.
Mang thai những tháng đầu tiên cần kiêng không hoạt động mạnh
Tháng đầu tiên mang thai, khi mà phôi thai mới chỉ bước đầu hình thành, rất yếu cúng như dễ bị ảnh hưởng với những tác động, việc không chú ý sẽ có thể gây nên bị sảy thai nên mẹ bầu hết sức lưu ý. Những hoạt động mạnh, việc nặng hay mang, vác những vật nặng, đi lại lên xuống cầu thang nhiều khiến mẹ dễ bị trượt té gây những hậu quả không mong muốn.
Mang thai tháng đầu tiên nên hạn chế việc làm đẹp
Các loại mỹ phẩm làm đẹp như: thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay đều chứa những thành phần có hại, nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chính vì vậy nên trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại hóa chất làm đẹp trên, việc làm đẹp, chăm sóc da hay mái tóc tốt nhất là nên sử dụng 100% thiên nhiên ở giai đoạn này thì tốt hơn.
Làm đẹp khi mang thai: Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu?
Nhuộm tóc: Nên hay không?
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc nhuộm đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, nhưng để an toàn, mẹ bầu nên “dời” ý định nhuộm tóc đến tam cá nguyệt thứ 2, khi thai nhi đã cứng cáp hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý việc chăm sóc tóc sau khi nhuộm, nếu không muốn mái tóc trở nên xơ xác.
Tránh xa các dịch vụ xông hơi hay bồn tắm massage bầu
Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ dị tật của thai nhi. Ngoài ra. trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên có thời gian biểu nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý và đặc biệt là tinh thần phải thật thoải mái. Hạn chế việc thức khua.
Mang thai tháng đầu tiên nên hạn chế việc quan hệ khi mang thai ở giai đoạn này
Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Điều Cần Tránh Khi Mang Thai Để Mẹ Và Bé Luôn Khỏe Mạnh trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!