Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Có cần thiết phải làm làm xét nghiệm sàng lọc dị tật không?
Đây là câu hỏi mình nhận được nhiều nhất, không chỉ riêng của thai phụ mà thậm chí còn của cả các bác sĩ siêu âm thai. Rất nhiều bác sĩ siêu âm thai thậm chí còn khuyên bệnh nhân không cần đi làm xét nghiệm sàng lọc vì họ nghĩ là kết quả siêu âm thai nhi của họ bình thường vậy thì làm xét nghiệm làm gì? Câu trả lời của mình là cần thiết phải đi làm xét nghiệm sàng lọc. Bạn hãy coi việc làm xét nghiệm sàng lọc khi mang thai nó cũng quan trọng như việc siêu âm thai. Tại sao ư? Với xét nghiệm sàng lọc bạn có thể xác định nguy cơ của vài chục dị tật trong khi siêu âm, nếu muốn xem kỹ từng bộ phận để xác định nguy cơ thì mất rất nhiều thời gian và bác sĩ siêu âm sẽ không đủ thời gian làm kỹ như vậy, họ chỉ xem được những phần quan trọng thôi. Mình biết một số bác sĩ họ bắt buộc bệnh nhân phải đi xét nghiệm sàng lọc và mang kết quả cho họ xem. Vì sao ư? Vì họ quá đông bệnh nhân nên họ chỉ có thời gian siêu âm những phần quan trọng mà kết quả xét nghiệm đã chỉ ra gần ngưỡng nguy cơ cao. Vậy nên nhớ đã mang thai cần đi xét nghiệm sàng lọc dù bạn đã được bác sĩ siêu âm giỏi nhất siêu âm cho.
2. Tôi nên đi làm xét nghiệm vào thời điểm nào? Có cần chuẩn bị gì không? Cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh được thực hiện vào 2 thời điểm trong quý I và quý II của thai kỳ đó là:
– Tuần thai từ 11- đến 13 tuần 6 ngày làm xét nghiệm Double test.
– Tuần thai từ 15- 22 tuần làm xét nghiệm Triple test.
Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác. Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thi thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì với thai đó mà chỉ thêm phần lo lắng cho thai phụ.
Khi đi làm xét nghiệm bạn chỉ cần chuẩn bị các kết quả siêu âm đã có. Xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn.
3. Tôi khó khăn lắm mới mang thai được, làm xét nghiệm như vậy có an toàn với thai nhi không?
Hiện nay tình trạng hiếm muộn là rất phổ biến, rất nhiều thai phụ sau một thời gian dài điều trị và sử dụng nhiều biện pháp mới mang thai được nên họ rất e ngại tránh mọi ảnh hưởng tới thai nhi nên không dám đi làm xét nghiệm sàng lọc. Câu trả lời của mình là càng như vậy càng cần đi làm xét nghiệm sàng lọc. Vì xét nghiệm chỉ lấy rất ít máu mẹ (khoảng 1-2ml máu) nên không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả. Hơn nữa bạn đã rất khó khăn để có có thể mang thai được nhưng sẽ là vất vả hơn nhiều nếu chẳng may sinh ra đứa con dị tật. Nên việc đi làm xét nghiệm là biện pháp đơn giản nhất để sàng lọc nguy cơ dị tật cho đứa trẻ.
4. Tôi có cần làm cả Double test và Triple test không hay chỉ làm 1 trong hai là được? Nếu làm thì cái nào hơn?
Nếu có điều kiện thì bạn nên làm cả hai vì Double test ngoài xác định nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 còn phát hiện Trisomy 13. Còn Triple test ngoài Down, Trisomy 18 còn xác định được nguy cơ dị tật ống thần kinh. Như vậy mỗi cái đều có các lợi thế riêng. Nhưng theo mình nếu không có điều kiện làm cả hai thì bạn nên làm xét nghiệm Double test vì:
– Khả năng xác định nguy cơ hội chứng Down trong Double test nếu được kết hợp cùng độ mờ da gáy trong siêu âm thì có thể nên tới 90%, cao hơn so với Triple test.
– Nguy cơ dị tật ống thần khi có thể phát hiện được bằng siêu âm, còn Trisomy 13, 18 khó phát hiện hơn.
5. Ngoài xét nghiệm Double test và Triple test còn xét nghiệm nào chính xác hơn không?
Có! Ngoài 2 xét nghiệm này hiện nay còn có một kỹ thuật cao hơn để xác định dị tật cho thai thai nhi đó là kỹ thuật NIPT. Đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Kỹ thuật này sẽ lấy máu mẹ sau đó tách các ADN của thai nhi lẫn vào trong máu mẹ để giải trình tự gen từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của con. Kỹ thuật này sẽ cho kết quả chính xác mà không cần phải chọc ối. Tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là hiện nay tại Việt Nam rất ít cơ sở thực hiện được xét nghiệm này thường phải gửi mẫu ra nước ngoài, và giá xét nghiệm thì rất cao từ vài triệu đến vài chục triệu cho một lần xét nghiệm. Do vậy việc kết hợp giữa Double test, Triple test và chọc ối vẫn là biện pháp phù hợp với đại đa số gia đình hiện nay.
6. Tôi nhận được tờ phiếu kết quả Double test và Triple test nhưng trên đó ghi rất nhiều kết quả mà tôi không hiểu và cũng không biết so sánh ở đâu để biết giá trị bình thường?
Đúng! Trên phiếu kết quả có rất nhiều thông tin mà bạn không biết đó là kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ. Nồng độ các chất này thay đổi theo từng ngày nên bạn cũng không cần phải quan tâm lắm. Các bạn chỉ cần xem phần kết quả nguy cơ của thai và kết luận là được. Nếu nguy cơ thấp tức là khả năng bị bệnh là ít, còn nguy cơ cao khả năng bị bệnh là nhiều.
7. Tôi mang thai đôi, thai 3 vậy tôi có xét nghiệm được và kết quả có chính xác không?
Bạn vẫn có thể xét nghiệm được. Các phần mềm tính toán vẫn cho phép xử lý số liệu khi có nhiều hơn 1 thai. Tuy nhiên kết quả sẽ không chính xác cao được như 1 thai, và nếu có nguy cơ cao thì cũng không biết thai nào có nguy cơ cao hơn thai nào.
9. Tôi thấy xét nghiệm Double test và Triple test chỉ xác định nguy cơ dị tật chứ không khẳng định được. Vậy không làm xét nghiệm sàng lọc mà chọc ối ngay có được không?
Được nhưng không nên. bởi 2 lý do:
– Nếu bạn làm xét nghiệm trước và thấy nguy cơ thấp thì bạn cũng không cần chọc ối.
– Việc chọc ối là 1 kỹ thuật xâm lấn nên hiện nay dù có hiện đại đến đâu vẫn có nguy cơ tai biến sảy ra. Nhẹ thì là viêm nhiễm, chảy máu rỉ ối, nặng hơn thì động thai thậm chí sảy thai. Nên theo mình vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sau đó dựa trên kết quả để quyết định có nên chọc ối hay không.
10. Chi phí để làm xét nghiệm sàng lọc này có đắt không và làm được ở những đâu?
Xét nghiệm Double test và Triple test khá rẻ, khoảng vài trăm nghìn cho một lần tùy vào cơ sở. Chọc ối nuôi cấy thì khoảng một vài triệu. riêng kỹ thuật NIPT thì khá đắt từ vài triệu đến khoảng 20 triệu.
Cao Tuyến
Sàng Lọc Bằng Xét Nghiệm Máu Cho Bà Bầu Ở Đâu?
Nhu cầu sàng lọc bằng xét nghiệm máu cho bà bầu ở đâu (xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu) ngày càng tăng cao khi các con số về dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh ngày càng đáng báo động.
Cụ thể mỗi năm, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có tới 40.000 trẻ mắc các dị tật bẩm sinh chào đời. Trong đó, Down là dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down thường có các biểu hiện đặc trưng về khuôn mặt, kém phát triển trí tuệ nhận thức và khó hòa nhập cùng xã hội trong suốt phần đời của mình.
Một số chứng bệnh di truyền khác lại khiến trẻ sơ sinh không thể sống quá 1 tuổi, một số khác lại khiến trẻ mắc nhiều căn bệnh, sức khỏe yếu kém khiến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong suốt phần đời gặp nhiều khó khăn. Trẻ sinh ra mắc các chứng bệnh di truyền không chỉ gặp nhiều tủi thân mà còn khiến gia đình gặp nhiều vất vả về kinh tế.
2. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khiến nhiều gia đình rơi vào khó khăn chồng chất
Tuy nhiên, đa số các hội chứng di truyền này đều có thể sàng lọc sớm bằng các xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc trước sinh. Tuy có độ chính xác cao nhưng các xét nghiệm chẩn đoán như chọc dò ối và sinh thiết gai nhau lại kèm theo các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé nên đa phần mẹ bầu đều muốn lựa chọn sàng lọc bằng xét nghiệm máu tĩnh mạch người mẹ để đảm bảo an toàn.
Kèm theo với đó là nhu cầu tìm hiểu sàng lọc bằng xét nghiệm máu cho bà bầu ở đâu. Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu? Được nhiều mẹ đưa lên diễn đàn. Đây cũng là thắc mắc được chúng tôi giải đáp trong phần dưới của bài viết.
3.1. Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn kết hợp Centogene thực hiện xét nghiệm NIPT tại Đức
CentoNIPT® CentoNIPT® là một xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn. Phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể số 13, 18, 21, 23 của thai nhi ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ. CentoNIPT® có độ tin cậy cao nhất thế giới. Ứng dụng quy trình công nghệ của Illumina – Hoa Kỳ. Và được thực hiện nghiêm ngặt tại phòng xét nghiệm CENTOGENE – Cộng hòa Liên bang Đức. ĐẠT NHỮNG CHỨNG NHẬN NGHIÊM NGẶT NHẤT TRONG XÉT NGHIỆM Y KHOA TẠI SAO CHỌN CentoNIPT® Công nghệ Hoa Kỳ, thực hiện tại Đức cho độ tin cậy cao nhất
An toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi
Thời gian trả kết quả hanh
Tỉ lệ “Dương tính giả” và “Âm tính giả” thấp nhất
Thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ
Chỉ sử dung 9ml máu ngoại vi của thai phụ
Có kết quả sau 10-12 ngày (tính cả thứ bảy và chủ nhật)
Thực hiện được với thai đơn, thai đôi, IVF, cho trứng Quy trình chuẩn bị mẫu và phần mềm phân tích kết quả đạt chứng nhận CE-IVD.
3.2. Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Illumina có độ an toàn cao cho cả mẹ và em bé
Xét nghiệm có độ chính xác cao 99,9%, tỉ lệ sai hỏng thấp nhất 0,1%. Đồng thời có thể sàng lọc được nhiều các bất thường phổ biến. Và tất cả các bất thường về số lượng NST. Xét nghiệm NIPT – Illumina có thể sàng lọc được các vấn đề về bất thường NST(hội chứng Down, Edwards, Patau). Các bất thường về NST giới tính (Hội chứng Turner, tam nhiễm X, Klinefelte, Jacobs). Các vi mất đoạn (Hội chứng DiGeorge, Angelman/Prader-Willi, hội chứng mất đoạn 1p36, hội chứng 4p-Wolf-Hirschhorn, hội chứng Cri-du-chat (mất đoạn 5p).
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại 97 Hải Phòng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng là một trong những phòng khám uy tín-tận tâm- chất lượng. Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần.
www.phongkhammedic.com, chúng tôi xetnghiemdanang.com
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Zinnat
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Zinnat là một kháng sinh được sử dụng rất phổ biến cho nhiều trường hợp nhiễm khuẩn với nhiều dạng bào chế và hàm lượng phù hợp cho nhiều đối tượng và lứa tuổi. Hoạt chất chính là cefuroxim, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn cephalosporin phổ rộng với vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
1. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng thuốc Zinnat quá liều?
Ngay cả ở liều bình thường, Zinnat cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa), viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng men gan.
Do thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận nên với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, liều dùng của thuốc sẽ được điều chỉnh tương ứng với mức độ suy giảm.
Quá liều Zinnat có thể gây ra kích thích não dẫn đến co giật. Nồng độ cefuroxim có thể được giảm bằng cách thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.
2. Người bị bệnh gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?
Do thuốc không được chuyển hóa qua gan nên có thể dùng cho bệnh nhân bị bệnh gan.
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận (ở dạng không chuyển hóa) nên phải điều chỉnh liều với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Không được sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị quá mẫn với cefuroxime hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc bệnh nhân có tiền sử quá mẫn (như sốc phản vệ…) với penicillin hoặc kháng sinh nhóm betalactam (như amoxicillin, cefalexine, cefaclor, cefixime…) do nguy cơ dị ứng chéo.
3. Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?
Thuốc qua được nhau thai, nhưng không có bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy thuốc có ảnh hưởng trên phôi hay thai nhi. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các thuốc khác, nên cẩn thận khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ.
4. Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?
Cefuroxime (hoạt chất của Zinnat) được bài tiết qua sữa mẹ do đó cần cẩn trọng khi dùng Zinnat cho người mẹ cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng do cân nhắc lợi ích điều trị cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho trẻ thì lưu ý biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng ở trẻ.
5. Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?
Vì thuốc có thể gây chóng mặt nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
6. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có được dùng thuốc Zinnat không
Do nhà sản xuất thiếu dữ liệu nghiên cứu sử dụng Zinnat ở trẻ dưới 3 tháng tuổi nên việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần hết sức thận trọng, cân nhắc lợi ích và nguy cơ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Có Thai Nên Uống Gì? Giải Đáp 10 Câu Hỏi Thường Gặp Ở Mẹ Bầu!
có thai nên uống gì, ăn gì cũng cần phải xem xét một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Những câu hỏi sau đây chắc chắn đã có lần khiến mẹ cũng phải tự thắc mắc. Cùng xem đó là gì và chuyên gia của Mebeaz giải đáp ra sao trong bài viết này nhé!
Giải đáp từ chuyên gia: Những thứ gì phụ nữ có thai nên uống?
Trong quá trình mang thai mẹ bầu không thể tránh khỏi tình trạng bị sốt hay cúm, cũng như không biết nên uống các loại thuốc bổ gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Sau đây là 10 câu hỏi tiêu biểu của các mẹ bầu và thậm chí là của các ông chồng mẫu mực gửi về cho chúng tôi hỏi: Có thai có nên uống thuốc này, sữa kia không?
1. Có thai uống thuốc efferalgan được không?
“Vợ em có thai được 13 tuần rồi mà đang bị sốt thì có nên uống thuốc efferalgan không thưa bác sỹ? Em nghe có người nói có thai ngoài 3 tháng đầu thì uống thuốc efferalgan được nhưng có người lại bảo phụ nữ có thai tốt nhất không nên uống bất cứ loại kháng sinh nào để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.
(Bạn Hoàng Anh – Bắc Giang)
Nhưng không uống thì nhìn vợ em sốt ốm thế cũng lo cho sức khỏe cô ấy, em lo quá không biết nên như thế nào?”
Chào Hoàng Anh, việc điều trị cho phụ nữ đang mang thai cần được cân nhắc nên thắc mắc của em là rất đúng. 3 tháng đầu của thai kỳ thực sự rất quan trọng, thai nhi đã được 13 tuần tức ngoài 3 tháng nên việc người mẹ sử dụng thuốc cũng an tâm hơn.
Có thai vẫn có thể uống thuốc hạ sốt được. Hiện có 3 loại thuốc hạ sốt, phụ nữ có thai nên uống là: paracetamol, aspirin và ibuprofen, trong đó paracetamol là tốt nhất. Em đang thắc mắc là có thai uống thuốc efferalgan được không thì câu trả lời là CÓ. Bởi vì, efferalgan chủ yếu chứa thành phần paracetamol an toàn cho thai nhi.
Efferalgan xanh có chứa paracetamol đơn thuần có tác dụng hạ sốt và kháng viêm.
Efferalgan đỏ có paracetamol kết hợp với codein vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu.
Thuốc efferalgan hiện có 2 dạng là: efferalgan xanh và efferalgan đỏ. Trong đó:
Vì thế, tùy vào tình trạng sốt của vợ mà em nên mua loại thuốc nào. Lưu ý nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng và thời gian uống từ bác sỹ.
2. Uống enat 400 có tác dụng gì đối với phụ nữ có thai?
(Chị Lê Thị Thanh Hà – Bình Dương)
“Tôi mang thai được 20 tuần, khi đi khám định kỳ bác sỹ có kê cho nhiều thuốc bổ về uống, trong đó có enat 400. Theo như tôi được biết trước khi có thai uống enat 400 để dễ thụ thai hơn. Vậy còn khi đang mang thai 4 tháng rồi thì uống enat 400 này có tác dụng gì? Rất mong nhận được giải đáp từ chuyên gia!”
Chào bạn Thanh Hà, Enat 400 là thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, mỗi viên chứa 400 đơn vị quốc tế vitamin E thiên nhiên. Vì vậy, sản phẩm này chủ yếu là cung cấp vitamin E cho cơ thể. Trước khi có thai 3 tháng chúng tôi đều khuyên các chị em nên uống enat 400 bởi vì vitamin E có trong viên uống này góp phần cải thiện tình dục, giúp trứng và tinh trùng phát triển tốt hơn, giúp điều trị vô sinh và tăng khả năng thụ thai.
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nếu được uống bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và 1000mg vitamin C hằng ngày sẽ làm giảm tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật và tránh tình trạng sảy thai. Bạn cần lưu ý là khi có thai uống enat 400 phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ và tuyệt đối không được dùng một cách tùy tiện.
3. Phụ nữ có thai uống sữa Ensure thậm chí tốt hơn sữa bầu!
(Bạn Thùy Linh – Hải Dương)
“Em là đứa sợ uống sữa từ khi còn trẻ, cứ uống vào là bị đau bụng từ sữa tươi cho đến sữa bột, giờ lấy chồng và chuẩn bị có kế hoạch sinh em bé vẫn không thể học được cách uống sữa. Mà em nghe nói, có thai nhất định phải uống sữa, sữa cho bà bầu lại còn khó uống hơn các loại sữa khác. Vậy chuyên gia có thể cho em hỏi sữa gì cho phụ nữ có thai dễ uống nhất mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng ạ?”
Có khá nhiều người do cơ địa, thói quen mà không ăn được cái này, không uống được cái kia. Trong trường hợp của bạn cũng vậy, tuy nhiên sữa lại rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ có thai để nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất vì chỉ cung cấp thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày là chưa đủ.
Hiện nay, có rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu như: Sữa bột EnfaMama A+, sữa bầu Meiji Merry Mama, Dielac Mama,… đều chứa các thành phần tốt cho sự phát triển của bé đặc biệt trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Tuy nhiên, chúng đều khó uống, dễ gây ngán vì quá nhiều chất, rất ít mẹ hợp với chúng.
Bên cạnh đó, loại sữa Ensure thường biết đến với tác dụng dành cho người già và người ốm nhưng nó cũng mang lại giá trị khá cao đối với cả phụ nữ có thai mà lại dễ uống hơn so với các loại sữa bà bầu khác.
Với 24 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng canxi, vitamin D, sắt và axit folic cao, sữa Ensure giúp giảm nguy cơ còi xương, thiếu máu hoặc dị tật ở thai nhi. Nếu bạn là thai phụ thường xuyên đối mặt với cảnh mất ngủ hoặc khó ngủ, thì uống sữa Ensure mỗi ngày trước đi ngủ sẽ cải thiện tình trạng.
4. Có thai uống ferrovit bổ sung sắt phòng ngừa dị tật bẩm sinh
(Bích Mai – Hà Nội)
“Chào bác sỹ, trước khi có thai em có bổ sung sắt cho cơ thể rồi, bây giờ em bé đang được 3 tháng và em muốn bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Vậy em có thể bổ sung uống viên sắt với liều lượng như thế nào, uống trong bao lâu là tốt nhất? Hiện em uống Ferrovit với liều lượng một viên một ngày, uống sau ăn sáng, như vậy đã đủ chưa ạ?”
Việc em bổ sung sắt từ trước khi mang thai như vậy là rất tốt để cơ thể có thể tạo máu tốt hơn. Viên uống Ferrovit có tác dụng bổ sung sắt và axit folic giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả. Cung cấp axit folic và vitamin B12 giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Phụ nữ có thai nên uống ferrovit trong suốt quá trình mang thai của mình và cả sau khi sinh một tháng để đảm bảo lượng máu bị thiếu hụt trong cơ thể. Dù là thuốc bổ, phụ nữ có thai uống Ferrovit cũng không nên dùng liều cao vì có thể gây buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,.. mà phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.
5. Có thai uống nhầm thuốc tẩy giun fugacar, thai nhi có ảnh hưởng không?
(Linh Hương – Phú Thọ)
“Cứu em với, em trót dại uống nhầm 1 viên thuốc tẩy giun Fugacar khi tưởng lầm là thuốc đau bụng. Éo le nỗi là em có thai được 5 tuần mà không biết mình có thai, mới hôm qua kiểm tra mới biết. Trong khi đó em uống thuốc 1 tuần trước. Bác sỹ cho em hỏi em có thai uống Fugacar có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?”
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên cẩn trọng với các loại thuốc tẩy giun bởi nó có chứa một số thành phần mẫn cảm với một số người. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn, chúng tôi cần giải thích cho bạn hiểu: Không có khái niệm thai 3 tuần hay 4 tuần tuổi mà chỉ tính tuổi thai khi được 35 ngày trở lên tức là 5 tuần tuổi. Tuổi thai tính từ khi ngày đầu của kỳ thai nghén , nếu bạn có vòng kinh 30 ngày, chậm kinh khoảng 1 tuần thì tuổi thai là 5 tuần.
Vấn đề chính là khi bạn uống 1 viên Fugacar trong tuần thứ 4 tức là khi bạn chưa có thai (chính xác thì lúc này mới là giai đoạn hình thành phôi: tinh trùng và trứng mới gặp nhau). Nên việc bạn uống thuốc Fugacar chưa có ảnh hưởng gì tới thai nhi, bạn có thể yên tâm và nên đi siêu âm khi thai được 11 – 12 tuần tuổi.
6. Có thai uống axit folic bảo vệ thai nhi khỏi dị tật
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào, thiết yếu của quá trình tạo máu. Vì thế, nó là loại chất không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, phụ nữ có thai nên uống Axit folic để giúp thai nhi có thể tránh khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ.
Nếu như có thai không uống Axit folic có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng ở bào thai.
7. Có thai uống coca được không?
(Bạn Lệ Thủy – Hưng Yên)
“Chuyên gia cho em hỏi, có thai có nên uống coca , pepsi không ạ? Em là đứa bị nghiện coca, pepsi đang bầu được 2 tháng rồi nhưng thèm quá thì có uống được không ạ? Nó có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ?”
Chào bạn Thủy, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn luôn là có thai không nên uống coca hay bất cứ loại nước ngọt có ga nào vì nó có chứa nước bão hòa CO2, nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu, đặc biệt rất nhiều cafein. Các chất đó kích thích niêm mạc dạ dày làm cho mẹ bầu buồn nôn, khó chịu mệt mỏi, không đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.
Vì vậy, tốt nhất bạn không nên uống coca và các loại nước ngọt có ga để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
8. Thuốc valiera có uống được khi mang thai không?
Thuốc valiera theo chỉ định thì sẽ bị cấm sử dụng đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, đó chỉ là khi sử dụng với liều lượng cao và sử dụng riêng rẽ. Còn đối với trường hợp sử dụng kết hợp nó với progesteron theo đúng liều lượng, thời gian được chỉ định dùng thì vẫn an toàn.
9. Uống yomost khi có thai tốt không?
(Lê Thị Thanh Hằng – Hà Nam)
“Bác sỹ ơi, nếu như em có thai không uống được sữa bà bầu thì uống sữa tươi hay yomost được không ạ?”
Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ để đảm bảo đủ chất cho con. Tuy nhiên, khi bạn không thể cố uống sữa cho bà bầu có thể uống sữa tươi, sữa đặc hoặc yomost vì chúng cũng đều mang lại giá trị dinh dưỡng, chỉ là không cao bằng các loại sữa đặc thù cho bà bầu.
10. Có thai uống thuốc zinnat được không?
(Bạn Hằng – Thanh Hóa)
“Em mang thai được 5 tuần nhưng bị mọc răng số 8 nên rất đau, ban đầu chỉ súc miệng nước muối nhưng tình trạng không thuyên giảm nên đi khám. Em cũng có bảo là em đang mang bầu, bác sỹ kê đơn thuốc cho em trong đó có thuốc zinnat 500mg. Em hỏi uống có ảnh hưởng con không, bác sỹ chỉ mắng: “Con quan trọng thế mẹ không quan trọng à?”Em cũng chần chừ không uống vì bảo không được uống kháng sinh khi mang thai. Vậy chuyên gia cho em hỏi là có thai 5 tuần có nên uống thuốc zinnat không ạ?”
Chào bạn, thuốc zinnat 500mg là thuốc kháng sinh có thể sử dụng cho bà bầu nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Khi bác sỹ đã kê đơn và chỉ định uống như thế nào thì chắc chắn nó sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, còn nếu thuốc nào có ảnh hưởng bác sỹ sẽ khuyến cáo với bạn.
Phụ nữ có thai nên uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc ra, các mẹ có thể bổ sung và thay thế bằng các loại nước ép trái cây, sinh tố bổ dưỡng để cơ thể tránh tình trạng thiếu nước, cũng như cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Phụ nữ có thai uống bổ sung các loại chất dinh dưỡng hay thuốc bổ cần phải theo chỉ định và hướng dẫn trực tiếp từ bác sỹ về liều lượng và thời gian uống.
Khi mẹ bầu cần phải uống thuốc kháng sinh phải tìm hiểu kỹ về loại thuốc đó xem nó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ.
Bên cạnh việc có thai nên uống gì thì chế độ ăn cũng rất quan trọng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là cách tốt nhất giúp con phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ giúp “con khỏe mẹ xinh”.
Lời khuyên từ chuyên gia: Phụ nữ có thai nên uống gì?
Trên đây là những giải đáp và lời khuyên từ chuyên gia về các câu hỏi phụ nữ có thai nên uống gì trong quá trình mang thai của mình. Có bất cứ thắc mắc nào, các mẹ hãy để lại dưới bình luận bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp giúp mẹ. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt để sẵn sàng cho cuộc hành trình “vượt cạn” của mình thành công!
Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!