Đề Xuất 3/2023 # #1【Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai】Những Điều Cần Biết # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # #1【Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai】Những Điều Cần Biết # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về #1【Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai】Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

18/01/2019 13.541 lượt xem

Thai nhi mấy tuần có tim thai? Tuần nào tim thai bắt đầu đập?

Tiền thân của tim thai

Chỉ 2 tuần sau khi thụ thai, tiền thân của trái tim đã hình thành và phát triển. Các tế bào phân chia nhanh chóng sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng em bé. Một trái tim hoàn chỉnh sẽ có 4 buồng và van, nhưng trái tim sơ khai chỉ là 2 sợi dây riêng biệt gọi là ống nội tâm mạc. Ngay sau khi hình thành vào tuần thứ 2, các ống nội tâm mạc này sẽ hợp nhất lại với nhau (vào khoảng ngày 18 hoặc 19 của thai kỳ).

Ống tim nguyên thủy

Sự hợp nhất của 2 ống nội tâm mạc tạo ra một ống tim nguyên thủy. Đây được xem là giai đoạn phát triển sớm nhất của trái tim. Trái tim phát triển trong suốt thời kỳ phôi thai, xảy ra khoảng 3 tuần sau khi thụ thai. Ở giai đoạn này, phôi thai được tại thành từ 3 lớp và cấy vào tử cung. Trái tim được hình thành ở lớp giữa, gọi là trung bì.

Nhịp tim đầu tiên

Khoảng 21 ngày sau khi thụ thai, trái tim bắt đầu nhịp đập đầu tiên. Nhịp tim được phát ra từ các sợi cơ tim. Các xung điện di chuyển khắp ống tim nguyên thủy để bắt đầu nhiệm vụ suốt đời đó là duy trì não bộ và các cơ quan quan trọng khác. Trong khi tim bắt đầu đập ở tuần thứ 4-5, các mẹ thường không nghe được nhịp tim thai khi siêu âm, phải đến tuần thứ 9 hoặc 10 mới mới nghe được. Và đến tuần 20, mẹ sẽ nghe được tim thai bằng ống nghe bình thường. Thai máy bao nhiêu lần một ngày

Từ ngày 23-35, ống tim nguyên thủ sẽ kéo dài, vặn xoắn và phân chia để tạo thành 4 buồng và van. Mỗi buồng và van có một chức năng khác nhau để hỗ trợ sự sống. 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất (tại nên 4 buồng tim) chịu trách nhiệm nhận máu ít oxy rồi truyền đến phổi để nhận máu giàu oxy từ phổi, sau đó lại truyền đi khắp cơ thể. Các van kiểm soát lưu lượng máu đến và đi từ buồng tim.

Nhịp tim bình thường của bé là bao nhiêu?

Ở tuần thứ 7, tim thai bắt đầu phân chia thành buồng trái và phải. Bác sĩ có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Ở giai đoạn này, nhịp tim của bé rơi vào khoảng 90-110 nhịp/ phút. Nhịp tim của bé đạt đỉnh cao nhất vào khoảng tuần 9, từ 140-170 nhịp/phút. Các tuần thai sau này, tim của bé sẽ hoàn chỉnh hơn về cấu tạo và chức năng cũng như kích thước. Giai đoạn này, nhịp tim của bé sẽ vào khoảng 120-160 nhịp/ phút.

Nhịp tim bao nhiêu là quá cao? nhịp tim nhanh nguyên nhân là gì?

Nếu như siêu âm cho thấy nhịp tim bé cao trên 180 lần/phút thì mẹ bầu cần đi khám tại các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể gặp một số tình trạng như rối loạn nhịp tim, sốt…, hoặc bé gặp các bệnh lý về tim mạch.

Theo các bác sĩ, nhịp tim luôn thay đổi theo từng thời điểm và sự phát triển của bé. Tim thai đập nhanh có thể do một số nguyên nhân như thiếu oxy, thai máy nhiều, mẹ mới ăn xong… Nếu các chỉ số siêu âm và khám thai của mẹ vẫn bình thường thì cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ hướng khám hoặc điều trị.

Nhịp tim thấp là bao nhiêu? Và điều gì gây ra nhịp tim thấp ở thai nhi?

Tim thai đập nhanh quá cũng cảnh báo vấn đề, tương tự, nếu tim thai chậm (yếu) cũng cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sự phát triển của bé. Theo các bác sĩ, nhịp tim thấp là dưới 110 lần/phút. Nhịp tim rất thấp là dưới 70 lần/phút, đối với tuần thai 6-8. Trong trường hợp này, khả năng sảy thai và không giữ được thai là rất cao.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tim thai thấp là do khả năng lưu thông máu kém, nhai thai bất thường, dị tật thai nhi hoặc mẹ bầu bị huyết áp thấp, vv…

Nhịp tim thai bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim thai quá nhanh hay quá chậm đều nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, nhịp tim chậm thường sẽ nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh vì nó cảnh báo suy thai. Mẹ cần lưu ý nếu như tim thai bé thấp dưới 80 lần/phút thì cần đi cấp cứu ngay.

Nhịp tim thai 6 tuần là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường ở tuần thứ 6-7 khoảng 90-110 nhịp/mỗi phút. Ở giai đoạn này, tim thai mới xuất hiện, và sự hiện diện này chính là một dấu hiệu đảm bảo cho sức khỏe của thai kỳ.

Nhịp tim bé là 180 lần/phút có phải là cao hay không?

Ở tuần thai thứ 9, nhịp tim của bé đạt ngưỡng cao nhất, khoảng 170 và có thể lên tới 180 nếu bé đang cựa quậy nhiều. Nếu nhịp tim bé là 180, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Nhịp tim thai bình thường ở tuần thứ 8 là bao nhiêu?

Ở tuần thai này, nhịp tim của bé có thể gấp đôi nhịp tim của mẹ và vào khoảng 150-170 lần/ phút.

Nhịp tim bé là 160 là trai hay gái?

Thai nhi tiếp tục phát triển và tỷ lệ nhịp tim cũng thay đổi nhanh chóng. Phải đến gần cuối thai kỳ thì tim thai mới đạt được chỉ số nhịp đập của người bình thường.

Giai đoạn tuần 7, 8, 9, 10: trong suốt khoảng thời gian này, nhịp tim của bé sẽ tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường. Ở tuần thứ 6, nhịp tim là 110 nhịp/phút, sau đó nó sẽ tăng trong tuần thứ 7 và đạt mức 170 nhịp/phút ở tuần 9-10. Nhịp tim này tiếp tục duy trì trong 4 tuần tới.

Giai đoạn tuần 11, 12, 13, 14: Đến tuần thứ 14, nhịp tim bắt đầu giảm từ 170 nhịp/phút xuống còn 150 nhịp/phút.

Tuần 20: Sau 5 tháng mang thai, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn 140 nhịp/phút.

Nhiều mẹ lo lắng khi tim thai không phải lúc nào cũng chính xác như những con số trên. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và mẹ sẽ thấy chênh lệch khoảng 5-15 nhịp/phút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Tim thai 160 lần/phút là trai hay gái?

Cách đoán giới tính thai nhi dựa vào tim thai được lưu truyền từ rất lâu và mặc dù chưa có căn cứ khoa học nào nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.

Theo lưu truyền thì tim thai của bé gái sẽ đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Nếu nhịp tim dưới 140 nhịp/phút thì mẹ đang bầu bé trai, nếu từ 140-160 nhịp/phút thì đó là bé gái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không đúng như lý thuyết này, vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nó để tham khảo.

Trong nhiều thập kỷ người ta đã dùng tim thai để dự đoán giới tính của bé. Và giống như những phương pháp đoán giới tính không đáng tin, phương pháp này có tỷ lệ chính xác 50/50.

Rất khó khi dùng nhịp tim thai để đoán giới tính bởi nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu thai kỳ. Và nếu theo lý thuyết trên thì mọi đứa trẻ đều là bé gái. Tỷ lệ nhịp tim sẽ giảm xuống về cuối thai kỳ, và nhịp tim 130 lần/phút không phải hiếm. Chỉ riêng logic trên đã cho thấy phương pháp đoán giới tính này không chính xác.

Theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhịp tim thai trong 3 tháng đầu không khác biệt đáng kể giữa trẻ sơ sinh trai và gái. Nếu các mẹ dự đoán mang thai con trai hay con gái dựa trên tim thai trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ sai sẽ rất cao.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra là không có mối tương quan nào giữa nhịp tim và giới tính của trẻ.

Làm thế nào để giúp tim thai khỏe mạnh

Trái tim là bộ phận quan trọng và được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ, vì vậy, mẹ cần làm một số việc để giữ cho tim thai luôn khỏe mạnh.

Thứ nhất, trong chế độ dinh dưỡng mẹ cần bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong suốt thai kỳ để ngăn các dị tật tim ở trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh, chứa canxi, phốt pho, vitamin B1 bởi đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của tim thai và hệ thần kinh thai nhi. Mẹ cần hạn chế chất béo và các chất phụ gia, hóa chất bởi chúng không mang lại lợi ích cho sự phát triển của bé.

Thứ hai, mẹ cần loại bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất gây nghiện bởi đây được xem là kẻ thù của thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim thai và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Không tiêu thụ các sản phẩm chứa vitamin A liều cao bởi nó có thể gây dị tật thai nhi, khuyết tật tim thai.

Các mẹ bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường trong máu bởi những trường hợp này dễ sinh con bị bệnh tim.

# 1【Nhịp Tim Thai 7 Tuần Là Bao Nhiêu】Những Điều Cần Biết

Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu hoạt động như 2 ống dẫn của tim thai. Cho đến tuần thứ 4, tim thai sơ khai này hoàn thiện dần. Đến cuối tuần thứ 5, tim thai đã có hình dạng là một hạt nhỏ ở giữa phôi.

Sang đến tuần thứ 7, tim thai đã chia thành 2 ngăn trái phải. Và đến tuần thứ 12 thì tim thai gần như đã hoàn thiện.

Đến tuần thứ 14, tim thai đã đập rõ ràng, sang đến tuần thứ 16, trái tim nhỏ bé này đã hoàn chỉnh về cấu tạo và có thể bơm đi lượng máu khoảng 24 lít/ngày. Thai nhi 14 tuần

Cho tới những tuần tiếp theo, tim thai sẽ tiếp tục phát triển về kích thước, khối lượng cho tới khi bé chào đời. Nhịp tim bình thường của thai nhi sẽ từ 120-160 nhịp/phút, tùy từng giai đoạn. Nếu thai nhi cựa quậy nhiều thì có lúc nhịp tim lên đến 180 nhịp/phút. Nếu tim thai đập dưới 110 nhịp/phút thì là tim thai yếu, bé sẽ gặp rất nhiều nguy cơ.

Tim thai ở tuần thứ 7

Tuần thứ 7 là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển tim thai. Lúc này, trái tim đã được chia làm 2 buồng trái, phải. Ở tuần thứ 7, nhịp tim thai trung bình sẽ từ 90-100 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng về sau. Bác sĩ có thể xác định được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo.

Tại thời điểm này, tim thai chỉ bé bằng một hạt gạo và mặc dù chưa hoàn thiện về cấu tạo nhưng trái tim đã thực hiện những chức năng nhất định. Nếu nhịp tim thai ở tuần thứ 7 dưới 70 nhịp/phút thì thai nhi sẽ đối diện với nhiều nguy cơ như chết lưu, dị tật, gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nếu sang đến tuần thứ 7 mà vẫn chưa thấy tim thai thì khả năng sảy thai hoặc thai nhi ngừng phát triển là rất cao. Còn một nguyên nhân nữa là mẹ đã nhầm lẫn về tuổi thai. Cách tốt nhất là mẹ hãy đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Để ngăn ngừa nguy cơ bị tim thai yếu và các dị tật về tim, mẹ bầu cần thực hiện một số gợi ý sau:

– Áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trái tim như vitamin B1, phốt pho, canxi, đồng, axit folic để ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh, não bộ, từ đó ngăn ngừa tim thai yếu.

– Mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để tránh những bệnh nguy hiểm cho thai nhi.

– Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, tiếp xúc với hóa chất độc hại

– Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng phải được sự đồng ý của bác sĩ.

– Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ bởi tâm trạng của mẹ ảnh hưởng tới tim thai rất nhiều.

– Tập thể dục đều đặn, phù hợp trong thai kỳ để đảm bảo cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Một vài điều thú vị về tim thai

– Từ tuần thứ 10-12, khi đi khám thai, mẹ có thể nghe được tim thai nhờ ống nghe Doppler. Đây chắc hẳn sẽ là thời khắc tuyệt vời nhất khi mẹ được lần đầu nghe nhịp tim bé. Sang đến tuần thứ 20 trở đi, chỉ cần một tờ giấy cuộn lại là bố có thể nghe được nhịp tim của bé rồi.

– Nhịp tim thai của bé gái sẽ nhanh hơn bé trai, bé trai sẽ là 140 nhịp/phút, bé gái sẽ cao hơn con số này.

– Nếu nhịp tim bé dưới 110 nhịp/phút hoặc trên 180 nhịp/phút thì mẹ cần đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề. Mẹ có nguy cơ bị sảy thai hoặc bé có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Nhịp tim chậm sẽ nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh. Nếu nhịp tim dưới 80 nhịp/phút ở tuần thứ 5-6 thì nguy cơ sảy thai là 100%. thai sản trọn gói

Cảnh Báo: Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai

Hình thành tim thai của bé.

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này được xem như là tim thai đã hình thành và phát triển.

Quá trình hình thành tim thai

Các mẹ có biết rằng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.

Quá trình phát triển của tim thai

Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

Quá trình phát triển tim thai mà mẹ có thể nhận biết.

Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Một số điều mẹ cần biết về tim thai

Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút, khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

Tim thai của bé dao động từ 120-160 lần/phút.

Nhiều người tin rằng, tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp/ phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp/ phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu cũng thường tin vào lý thuyết dựa vào tim thai để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác cho lý thuyết này.

Trong lần khám thai tuần 10-12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của con nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.

Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.

Khi nào mẹ có thể nghe thấy tim thai?

Bố mẹ nghe thấy tim thai của bé.

Lưu ý, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.

Khi không nghe thấy tim thai cần làm gì?

Nếu thai nhi chưa đến 8 tuần tuổi và không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo việc sảy thai thì có lẽ là bạn đã siêu âm quá sớm và vội vàng kết luận không có tim thai. Nếu vậy, bác sĩ sẽ hẹn bạn tới khám lại sau vài ngày hoặc một tuần để kiểm tra lại cho chính xác.

Nếu không nghe thấy tim thai thì mẹ cần khám bác sỹ ngay để chữa trị kịp thời.

Khi siêu âm ở tuần thứ 6, do có thể ngày tính tuổi thai bị sai lệch nên chuyện chưa nghe thấy tim thai là hiển nhiên. Vì ngày rụng trứng có thể muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối của bạn. Hơn nữa, yếu tố về gen cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Dù vậy, nếu tuổi thai được tính chính xác nhưng vượt qua tuần thứ 8 mà bạn vẫn chưa thấy tim thai thì đó có thể là dấu hiệu thai lưu. Để khẳng định thai có chết lưu hay không, bạn có thể bằng cách thử beta HCG qua xét nghiệm máu.

Những thay đổi của cơ thể mẹ

Nhìn bề ngoài, cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi. Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm này bạn sẽ tăng cân một chút. Nhưng, nếu bạn không tăng cân hoặc có thể giảm cân thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường.

Thay đổi của cơ thể mẹ khi bé hình thành tim thai.

Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.

Lời khuyên cho mẹ trong thời kỳ hình thành tim thai của bé

Khi thèm ăn vặt, hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho thai phụ như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.

Bé hình thành tim thai thì mẹ cần làm gì?

Nếu bạn luôn cảm thấy “mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là hãy dùng vitamin bổ sung đặc biệt, thêm thành phần vitamin B12 và axít folic để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của con bạn, phòng chống các dị tật ở ống thần kinh. Các vitamin bổ sung đặc biệt B6 cũng giúp bạn đỡ nghén hơn.

Bạn nên lựa chọn kỹ một bác sỹ sản khoa và trung thành với người đó trong suốt thai kỳ bởi bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu của mỗi bác sỹ sản khoa mỗi lần thay đổi. Sự trung thành này còn giúp bác sỹ nắm bắt được tình trạng của bạn một cách cụ thể và rõ nét hơn.

Thời điểm này bạn có thể chuyển lớp học thể dục phù hợp nếu cảm thấy quá sức. Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.

Bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn đến các động tác tác động vào vùng mông, lưng và vai. Vì chúng sẽ được tăng cường cho nhu cầu sinh con. Ngoài ra còn giúp chuẩn bị “cơ bắp” cho bạn thích nghi với những hoạt động sau sinh như mang một túi tã lớn, đẩy xe đẩy và mang theo một em bé…

Mua sắm phù hợp và nên có sự cân nhắc thật kỹ

Ngoài chú ý về chất liệu, kích cỡ, bạn cũng nên cân nhắc về thời điểm thai phát triển nhanh. Ví dụ như mùa hè hay mùa đông để bạn có sự lựa chọn đúng đắn. Nghĩ xa một chút sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều mà cũng chủ động hơn trong nhiều tình huống đấy!

…Với chồng…

Bạn có thể yêu cầu chồng của mình giữ danh sách các hoạt động hay thăm khám cần thiết và nhờ anh ấy nhắc nhở trong trường hợp bạn quên mất. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào đặt ra cho bác sỹ của bạn trong các lần khám thai, điều này đặc biệt có lợi nếu như chồng bạn đi cùng với bạn trong các lần hẹn để cùng nắm bắt và thực hiện những điều cần lưu ý.

“Chuyện ấy” không hề có hại đối với một thai kỳ khỏe mạnh, thường thì các cặp vợ chồng vẫn có thể duy trì tần suất quan hệ tình dục như trước kia. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi với bác sỹ trong các lần đi khám.

Những Điều Cần Biết Khi Thai Nhi Được 31 Tuần

Thai nhi 31 tuần phát triển ra sao?

Thai nhi 31 tuần tuổi có cân nặng khoảng hơn 1,5 kg và có chiều dài ước chừng 41cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Kích thước của em bé lúc này tương đương một quả dừa.

Thai nhi 31 tuần tuổi có thể quay đầu từ bên nọ sang bên kia trong khi các bộ phận như cánh tay, chân, và toàn cơ thể đang dần trở nên đầy đặn hơn. Em bé sẽ đá, đạp, nhào lộn khá nhiều lần trong ngày và có thể khiến mẹ mất ngủ. Song mẹ hãy vui mừng và cảm thấy thoải mái vì đây là những dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường.

Cuộc sống mẹ bầu 31 tuần thay đổi như thế nào?

Mẹ bầu có nhận thấy các cơ của tử cung mẹ đang siết chặt hơn không? Không ít bà bầu cảm thấy những cơn co thắt ngẫu nhiên trong nửa sau của thai kỳ. Những cơn co thắt này kéo dài khoảng 30 giây, diễn ra jkhông có tính chu kỳ đều đặn và không gây đau – được gọi là những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks (cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả).

Tại thời điểm mang thai 30 tuần, những cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả sẽ không diễn ra thường xuyên và hầu như không làm mẹ đau đớn. Nếu chúng diễn ra ở mức độ thường xuyên – nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ đồng – kể cả không gây đau đớn, mẹ bầu cũng nên cẩn trọng và thông báo cho bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn bởi đây cũng có khả năng là dấu hiệu của cơn co thắt tử cung của chuyển dạ thật sự. Mẹ bầu có thể bước vào một cuộc chuyển dạ thật sự và sinh non dù thai chưa đến ngày từ những cơn co thắt này.

Ngoài những cơn co thắt cơ tử cung, mẹ cũng nên chú ý một số dấu hiệu sinh non khác như việc ra dịch âm đạo nhiều hơn, bao gồm chất nhầy và máu, đau bụng hoặc co thắt giống như chu kỳ kinh nguyệt, tăng áp lực ở vùng chậu, hay đau lưng vùng thấp, đặc biệt nếu mẹ chưa từng gặp phải những triệu chứng này trước đây.

Mẹ bầu cũng có thể đã nhận thấy một ít sữa non rỉ ra từ bầu ngực của mình. Nếu có, mẹ bầu hãy đệm thêm miếng một miếng lót để tránh tình trạng sữa thấm ra áo. Nếu không thấy hiện tượng ra sữa non, bà bầu cũng không cần lo lắng. Bầu ngực của mẹ vẫn đang sản xuất ra sữa non kể cả khi mẹ không thấy chúng thấm ra bên ngoài. Nếu áo ngực hiện tại đã có phần chật hơn, mẹ nên chuyển sang mặc áo ngực cho con bú. Chọn một chiếc áo ngực lớn hơn ít nhất một cỡ so với cỡ áo hiện tại của mẹ để được thoải mái nhất.

Về chế độ dinh dưỡng, mẹ tiếp tục cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và cho sự phát triển của bé con trong bụng, điển hình là canxi. Canxi không chỉ cần thiết cho sự phát triển của răng và xương thai nhi mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương.

Mẹ có thể tìm thấy một lương canxi dồi dào trong sữa dành cho bà bầu, phô mai, sữa chua hay các loại thủy hải sản và các loại thực vật như vừng, cà rốt hay đậu nành. Cùng với đó, bà bầu nhớ tiếp tục duy trì thói quen uống đủ và nhiều nước mỗi ngày, cùng với các loại nước ép hoa quả bổ dưỡng như nước cam tươi nguyên chất, nước dừa, các loại sinh tố…

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về phương pháp giảm đau sản khoa (gây tê ngoài màng cứng) Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau sản khoa được sử dụng phổ biến giúp mẹ bầu trải qua cuộc sinh đẻ mà không có cảm giác đau gì cả. Với phương pháp này, bà bầu sẽ nhận được một mũi tiêm thuốc tê vào cột sống vùng thắt lưng, từ đó làm mất cảm giác một vùng rộng lớn từ rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.

Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?

– Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.

– Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa một dây truyền thuốc rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng quanh tủy sống.

Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?

Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:

– Đã hoặc đang dùng thuốc chứa chất làm máu có thể chảy khó cầm máu.

– Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

– Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

– Viêm nhiễm ở vùng lưng nơi sẽ thực hiện thủ thuật cũng cản trở việc sử dụng phương pháp này.

– Chuyển dạ quá nhanh, cổ tử cung đã mở đủ để cuộc sinh xảy ra nhanh chóng.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 31 tuần

– Lên kế hoạch mua đồ sơ sinh

– Lên danh sách đồ mẹ cần mang theo khi đi đẻ

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Tags: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Mê Kông, Bệnh viện Từ Dũ, các mốc khám thai quan trọng, khám thai ở đâu tốt nhất TP HCM, Những điều cần biết khi thai nhi được 31 tuần, Phòng khám hiếm muộn, phong kham Hoang Gia, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung

Bạn đang đọc nội dung bài viết #1【Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai】Những Điều Cần Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!